Bí thư Nguyễn Văn Nên: Phải mở cửa phục hồi kinh tế vì sức chịu đựng đã đến giới hạn

17/09/2021 17:23

Theo dõi trên

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, sức chịu đựng của xã hội đã tới giới hạn, nền kinh tế cũng đã bị tổn thương, cần phục hồi kinh tế sớm không thể đóng cửa mãi.

Ngày 17/9, UBND TP đã tổ chức buổi gặp mặt, lắng nghe ý kiến các chuyên gia về kế hoạch mở cửa, phục hồi nền kinh tế.

Mở cửa kinh tế là mệnh lệnh

Tại buổi gặp gỡ, nhiều chuyên gia nhận định, giãn cách xã hội có hiệu quả nhất định ở mức độ nhất định, nhưng không đủ sức đẩy lùi số ca F0. Sức chịu đựng của xã hội tới giới hạn rồi, kéo giãn cách thêm nữa nữa là không thể.

tphcm-1631874759.jpg
Các chuyên gia nhận định, TP.HCM phải mở cửa vì sức chịu đựng đã đến giới hạn. 

Theo đó, các chuyên gia cho rằng, hệ thống y tế đã cơ bản, có thuốc, có vắc xin rồi thì tính toán tới việc mở cửa để phục hồi nền kinh tế.

Theo TS Trần Du Lịch, phải tập trung củng cố hệ thống y tế tận cơ sở, vì đây là vũ khí chống dịch hữu hiệu. Theo ông, để mở cửa thành công, sống thích nghi với dịch bệnh thì cần tập trung cho ba vấn đề cơ bản:

Tập trung củng cố hệ thống y tế, giúp F0 điều trị; hỗ trợ nguồn lực y tế và tập trung giảm tỷ lệ tử vong. Ông cho rằng, khi đã mở cửa thì mở xuyên xuốt, không vì có ca F0 mà dao động, phải giữ được quan điểm này.

Còn TS Vũ Thành Tự Anh thì cho rằng không thể không mở cửa, đây là  mệnh lệnh.

Theo ông, hiện nay doanh nghiệp đang kiệt quệ, nếu không có phương án phù hợp để mở cửa thì DN tắt thở luôn. Thời gian qua, TP đã mất mất một lượng lớn DN ngưng hoạt động, phá sản…mà xây dựng được một đội ngũ doanh nghiệp thì phải rất lâu. 

Ngoài ra, lao động mất việc làm ngày càng tăng, trong hơn 3 tháng vừa qua họ cũng kiệt quệ. Hiện nay ngân sách cũng đã cạn, sẽ không đủ tiền để chống dịch.

TS Tự Anh cho rằng, phân tích một vài tình hình trên để cho thấy rằng, TP phải mở cửa phục hồi kinh tế, thích nghi với hoàn cảnh mới, phải học cách thích nghi.

Hoạt động kinh tế, kinh doanh tất cả các đơn vị được mở ra thì phải có phương an dự phòng, thích nghi, quản lý rủi ro

Còn TS Trần Hoàng Ngân cũng đổng quan điểm phải mở cửa kinh tế, theo ông TP có hai tuần thí điểm và tập dần để mở cửa an toàn khi đến thời điểm 30/9.

Để mở cửa an toàn, ông Ngân đề nghị phải quan tâm 7 nội dung: tiếp tục đẩy nhanh tiêm vắc xin; tập trung giảm tỷ lệ tử vong; giảm tỷ lệ nhập viện; củng cố năng lực điều trị, đầu tư nhiều hơn cho hệ thống y tế; bảo đảm đủ thuốc điều trị F0 tại nhà; tuyên truyền để chuẩn bị tâm thế cho người dân sống torng trạng thái bính thường mới.

Cuối cùng là tài chính, theo ông Ngân, đây là khâu mấu chốt. TP.HCM mỗi năm chuyển ra trung ương trên 300.000 nghìn tỷ đồng, nên khi bản than TP khó thì Trung ương cũng gặp khó khăn. Do đó, cần phải xây  dựng chiến lược mở cửa.

Nền kinh tế đã tổn thương

Kết luận tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên cho biết, qua các ý kiến vừa thảo luận, vừa tranh luận, có thể thấy nổi lên các vấn đề sau:

Thứ nhất, đánh giá diễn biến và thực trạng dịch bệnh, các quan điểm đều nhìn nhận, chúng ta không thể loại hẳn dịch ra khỏi cộng đồng.

Những điều kiện mà chúng ta chuẩn bị đến giờ này tương đối ổn định, đã có  thuốc (ngay từ đầu khồ lắm, F0 đưa vào chỉ nhìn, đau long lắm), có thêm túi an sinh tăng dinh dưỡng; có vắc xin;  nhận thức người dân ủng hộ, chấp hành và đoàn kết, chấp nhận đồng cam cộng khổ cùng vượt qua khó khăn.

nen-2-1631874628.jpg
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên

Thứ hai, điều kiện tiếp cận y tế cho người dân đã cơ bản, dù còn cái này cái khác

Thứ ba, sức chịu đựng của xã hội tới giờ này gần như đến hạn rồi, sức chịu đựng nền kinh tế cũng tổn thương rồi, cần phục hồi chứ không thể đóng mãi.

Thứ 4, các ý kiến đều thống nhất quan điểm, tiếp tục giãn cách, nhưng phải từng bước mở dần đảm bảo độ an toàn, quản lý rủi ro. Hầu hết đều khẳng định không thể không mở cửa

Cuối cùng, các ý kiến đều đề nghị phải chuyển chiến lược chuyển sang giai đoạn bình thường mới, sống chung, sống thích nghi… tóm lại sống trong môi trường có dịch, nên chuẩn bị mọi điều kiện dể ứng phó phù hợp.

Đồng tinh với các ý kiến trên, Người đứng đầu Thành ủy cho biết, đến giờ này TP đã chuẩn bị 13, 14 chiến lược phòng, chống dịch mà trụ cột là chiến lược ý tế.

Cụ thể, chiến lược y tế trong thời kỳ bình thường mới phải tính trong hệ thống y tế từ cơ sở và phải củng cố lại; cái gì qua rồi thì rút kinh nghiệm, giờ thì phải làm, nhìn thấy trách nhiệm mà đi tới. Củng cố ngay y tế cộng đồng, tư nhân, bác sĩ gia đình, hệ thống nhà thuốc tây…

Chiến lược cũng để ra các quy định rõ ràng, ứng phó thế nào trong môi trường mở, ứng phó thế nào trong một tập thể có F0, trong một dây chuyền có F0…phải tính lại.

Chiến lược y tế là nhằm để hình thành mạng lưới y tế đủ sức lo cho dân, chứ không thể dựa mãi vào lực lượng chi viện.

Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy cũng cho biết, TP tập trung xây dựng chiến lược xã hội, chiến lược an sinh.

Theo ông, nếu cứ lo tập trung chống dịch thì nhiều bệnh khác, nhiều đối tương khác sẽ lo chưa tròn./.

Thuận Hòa
Bạn đang đọc bài viết "Bí thư Nguyễn Văn Nên: Phải mở cửa phục hồi kinh tế vì sức chịu đựng đã đến giới hạn" tại chuyên mục Xã hội. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.