Sau 30 năm làm vua trong cảnh đất nước thanh bình, vào năm Ất Dậu 1705, vua Lê Hy Tông nhường ngôi cho Thái tử Lê Duy Đường, bản thân nhà vua thì lên làm Thái thượng hoàng, và sống trong cảnh an nhàn. Đến năm Bính Thân 1716, vua Lê Hy Tông bị bệnh mất, hưởng thọ 54 tuổi. Sau khi mất thi hài vua Lê Hy Tông được an táng tại Phú Lăng, xã Phú Lâm, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Vị vua anh minh đức độ nhất thời Lê Trung Hưng
21/09/2017 15:49
Đặc biệt là vào năm Đinh Sửu 1697, dưới thời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, Đại Việt sử ký toàn thư, một tác phẩm sử học chính thống tiêu biểu đã được hoàn thành và khắc bản mộc.
Hoàng đế Lê Hy Tông gặp mỹ nhân (Hình minh họa). Nguồn: PLO
Lê Huy Tông (1662 – 1716), tên húy là Lê Duy Hợp, là con của vua Lê Thần Tông (1607 – 1662), Lê Duy Hợp sinh năm Nhâm Dần 1662. Năm Ất Mão 1675, vua Lê Gia Tông mất khi mới 14 tuổi, và không có con để nối dõi. Chúa Trịnh lúc bấy giờ là Trịnh Tạc (? – 1682) liền lập Lê Duy Hợp lên làm vua, hiệu là Lê Hy Tông, đặt niên hiệu là Vĩnh Trị, đến năm Canh Thân 1680 đổi niên hiệu là Chính Hòa.
Lê Hy Tông lên làm vua giữa lúc cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã ngừng chiến được 3 năm, trong khi đó thì tàn dư của nhà họ Mạc ở Cao Bằng cũng sắp đến ngày bị tiêu diệt, và đến năm 1677 thì tàn dư của nhà họ Mạc ở Cao Bằng đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Quyền hành triều chính lúc này nằm hết ở trong tay của chúa Trịnh Tạc. Trịnh Tạc quy định rõ ràng chức năng của Lục bộ gồm sáu bộ sau: Bộ Lại; bộ Lễ; bộ Binh; bộ Hộ; bộ Hình và bộ Công. Tam ty trấn gồm ty Đô tổng binh sứ, ty Thừa chính sứ, ty Hiến sát sứ, trong đó ty Đô tổng binh sứ coi việc binh ở ngoài biên ải, chống giữ nơi xung yếu, trị giặc cướp trong hạt; Ty Thừa chính coi việc quân dân, kiện tụng, hộ khẩu trong hạt. Ty Hiến sát sứ thì chuyên việc tâu bày, thăm dò khám xét, tra hỏi, xét xử, tuần hành trong hạt.
Nhìn chung tình hình kinh tế, chính trị xã hội những năm đầu vua Lê Hy Tông, chủ yếu là dựa vào chúa Trịnh Tạc, vua Lê Hy Tông ngồi trên ngai vàng giữ nghiệp cũ của cha ông lại mà yên hưởng. Tuy nhiên, vua Lê Hy Tông cũng biết chú trọng chăm lo đến đời sống của nhân dân trong nước lúc bấy giờ.
Về mặt văn hóa giáo dục: Dưới thời vua Lê Hy Tông việc thi cử để kén chọn nhân tài cũng rất được coi trọng. Trường thi Hương được đặt ở trấn, Trường thi Hội, thi Đình dược đặt ở kinh đô. Qua thi cử dưới thời vua Lê Hy Tông cũng chọn được rất nhiều hiền tài, trong số đó đáng kể có Nguyễn Quý Đức (1646 – 1720) đậu Tiến sỹ khoa thi năm Bính Thìn 1676; Nguyễn Đăng Đạo (1651 – 1719) đỗ Trạng Nguyên khoa thi năm Quý Hợi 1683; Vũ Thạnh (1644 -?) đậu Thám Hoa khoa thi năm Ất Sửu 1685; Hà Tông Mục (1653 – 1707) đậu Tiến sỹ khoa thi năm Mậu Thìn 1688; Nguyễn Công Cơ (1676 – 1733) đậu Tiến sỹ khoa thi năm Đinh Sửu 1697 v.v..
Và Đặc biệt là vào năm Đinh Sửu 1697, dưới thời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa năm thứ 18, Đại Việt sử ký toàn thư, một tác phẩm sử học chính thống tiêu biểu đã được hoàn thành và khắc bản mộc. Trước đó, Định Vương Trịnh Căn (1633 – 1709) đã lệnh cho Tiến sỹ Lê Hy (1646 – 1702) cùng với Nguyễn Quý Đức sửa chữa và làm nốt phầnBản ký tục biên từ năm 1663 đến năm 1675, biên soạn dựa theo Đại Việt sử ký toàn thư của sử gia Ngô Sỹ Liên, và tác phẩm sau khi hoàn thành đã được dâng lên cho vua Lê Hy Tông và chúa Trịnh Căn.
Sau 30 năm làm vua trong cảnh đất nước thanh bình, vào năm Ất Dậu 1705, vua Lê Hy Tông nhường ngôi cho Thái tử Lê Duy Đường, bản thân nhà vua thì lên làm Thái thượng hoàng, và sống trong cảnh an nhàn. Đến năm Bính Thân 1716, vua Lê Hy Tông bị bệnh mất, hưởng thọ 54 tuổi. Sau khi mất thi hài vua Lê Hy Tông được an táng tại Phú Lăng, xã Phú Lâm, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Sau 30 năm làm vua trong cảnh đất nước thanh bình, vào năm Ất Dậu 1705, vua Lê Hy Tông nhường ngôi cho Thái tử Lê Duy Đường, bản thân nhà vua thì lên làm Thái thượng hoàng, và sống trong cảnh an nhàn. Đến năm Bính Thân 1716, vua Lê Hy Tông bị bệnh mất, hưởng thọ 54 tuổi. Sau khi mất thi hài vua Lê Hy Tông được an táng tại Phú Lăng, xã Phú Lâm, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Vương Quốc Hoa
Bạn đang đọc bài viết "Vị vua anh minh đức độ nhất thời Lê Trung Hưng" tại chuyên mục Di sản.
Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.