
Người Mông canh tác trên nương
Đất của đồng bào được sử dụng vào những mục đích khác nhau: tại những mảnh đất xung quanh nhà đồng bào dùng làm vườn tược, đào ao thả cá và trồng một số loại cây ăn quả như nhãn, xoài, mận , đào... mỗi thứ một vài cây. Đất trên đồi dùng để làm nương rẫy trồng lúa, ngô, khoai, sắn vá trồng một số cây có giá trị kinh tế như: keo, quế, bồ đề... chủ yếu làm ra sản phẩm để bán.
Như vậy, cách sử dụng đất của đồng bào còn nhiều hạn chế trong sản xuất do điều kiên kinh tế còn thấp kém chưa có vốn đầu tư vào sản xuất, nên khi đất bạc màu lại chuyển đi phát nương ở những mảnh rừng khác dẫn đến sự thu hẹp dần các cánh rừng rậm, ngày nay nhờ có chính sách của Đảng, Nhà nước đồng bào đang tích cực phủ xanh đất trống đồi trọc. Mặt khác, đồng bào có kinh nghiệm khá cao trong việc chọn đất, chọn giống và kỹ thuật trong việc dọn rẫy, đốt nương như thế nào để không cháy rừng, phải chọn giống cất giống như thế nào, khi nào nên gieo để phù hợp với thời tiết mùa vụ để chống sâu bệnh...

Hình thức canh tác của đồng bào Mông
Đặc điểm môi trường tự nhiên và môi trường xẫ hội đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành và phát triển kinh tế cảu người Hmông ở xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Cũng chính những điều kiện đó ảnh hưởng rât lớn tới tập quán canh tâc nương rẫy của đồng bào nơi đay. Hơn nữa cùng với sự biến đổi văn hóa tộc người Hmông ở từng vùng miền có sự giao lưu văn hóa với các tộc người khác sống gần thì hoạt động sản xuất cũng có nhiều thay đổi.
(Theo Làng Việt Online)