Người sở hữu bộ sưu tập hoàng bào duy nhất ở Việt Nam

27/11/2014 09:37

Theo dõi trên

̣Với 1 nghìn cổ vật hiện đang lưu trữ tại bảo tàng gia đình và 1 triệu cổ vật đã từng sở hữu và hiến tặng, nhà sưu tập cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng đang góp công tìm lại những di sản đã bị lãng quên của dân tộc.

"Đam mê không bao giờ dừng lại"

Nhà sưu tầm cổ vật Nguyễn Hữu Hoàng (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, TT Huế) là nhà sưu tầm cổ vật có tiếng ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung. Xuất thân trong một gia đình gốc xưa ở Huế, có bố làm thợ mộc, mẹ hành nghề buôn  bán, Hoàng có đủ điều kiện để ăn học thành tài, tuy nhiên đến năm lớp 11 anh đã đưa ra một quyết định khiến cả nhà phải bất ngờ đó là bỏ học... để đi sưu tầm cổ vật.

"Ngay từ thưở nhỏ tôi đã sớm  tiếp xúc với những thứ cổ xưa còn lại trong gia đình, như cái chén hay cái bát của ông bà để lại, tôi đem ra ngắm nghía rồi đam mê lúc nào không hay", anh Hoàng chia sẻ.

Năm 15 tuổi anh bắt đầu rong ruổi trên chiếc xe đạp của mình trên các con đường ở Huế để săn lùng cổ vật. Thời gian đầu mới vào nghề anh chỉ tìm gặp những chén, bát hay đồ gốm, nhưng như vậy chưa thỏa được đam mê của mình anh quyết định đi đến các tỉnh khác để sưu tầm và kể cả... ra nước ngoài.

Năm 19 tuổi anh quyết định ra khỏi Huế để sang các tỉnh khác để tìm cổ vật. Mỗi chuyến đi của anh kéo dài từ 10 đến 15 ngày, có khi cả tháng trời. Anh lội hết làng này sang làng khác, tỉnh này sang tỉnh nọ đến khi đầy ba lô anh mời quay về nhà.

Vào thời điểm đó còn quá trẻ nên trong tay không có vốn, anh phải tự mình đi vay người nhà và bạn bè để theo đuổi đam mê. "Trong một lần ra Quảng Trị tôi tình cờ thấy một bộ men lam sứ ngự dụng của vua chúa nhà nguyễn, rất thích nhưng lại không có tiền để mua tôi liền quay về nhà đi vay tiền, ngày đó tôi đã mua bộ men lam sứ đó với giá... 2 cây vàng tức khoảng 24 triệu đồng là số tiền rất lớn vào thời điểm đó".

Không chỉ đi xuyên Việt mà anh còn sang cả Lào và Trung Quốc để tìm đồ cổ, và trong một lần như vậy anh đã tìm thấy bộ cổ vật quý giá nhất của đời mình, bộ hoàng bào của vua chúa triều Nguyễn.

Người sở hữu hoàng bào triều Nguyễn

Bộ hoàng bào triều Nguyễn đến với anh một cách khá bất ngờ đến nổi đến bây giờ anh vẫn còn chưa tin được, nếu nói như cách của anh thì "quý vật tìm quý nhân".

Trong một buổi chiều lang thang tại vùng núi Hướng Hóa - Quảng Trị, anh tình cờ đi vào nhà của một người dân tộc, và anh  không thể tin vào mắt mình được khi ông cụ chủ nhà đang khoát trên mình bộ long bào của vua nhà Nguyễn đang thắp hương trong nhà của mình.

Ngay khi nhìn thấy bộ hoàng bào ngay lập tức anh đặt đề nghị để mua lại nó nhưng ông cụ củ nhà không đồng ý bán. “Hôm đó, khi thấy bộ long bào tôi đã ngỏ lời muốn mua lại nó nhưng ông cụ không bán vì đó là của gia truyền, một năm ông chỉ mặc trên người để thắp hương cho ông bà vào dịp đám giỗ, ngày đó vì ông không đồng ý nên tôi phải ăn ở một thời gian dài ở đó và vận động các người cao tuổi trong làng nói hộ thì ông cụ kia mới bán”.

Theo đánh giá của cá nhân anh thì bộ long bào này là của vua Hàm Nghi bởi vì kích cở khá nhỏ (dài 1.07m). Sau khi đã có bộ long bào trong tay anh liền dùng trầm để xông nói như theo lời anh là “an lòng vị vua nơi chính suối”. Khi đã có bộ long bào trong tay anh Hoàng vẫn chưa công bố ngay với giới nghiên cứu mà anh phải đợi thêm 10 sau Hoàng mới công bố. Ai cũng nữa tin nữa ngờ vì tính chân thật của bộ long bào nhưng khi tận mắt chứng kiến ai cũng phải trầm trồ tháng phục bởi sự tinh tế của nó. 

Hiện tại anh Hoàng hiện đang sở hữu khoảng 40 bộ trang phục cung đình triều Nguyễn như: Áo hoàng hậu‚ áo thái tử‚ còn lại là áo thượng triều của quan đại thần‚bá quan văn võ triều Nguyễn. Trong Festival Huế năm 2012‚ anh đã cho trưng bày bộ sưu tập áo hoàng bào của mình tại Tả Vu (Đại Nội) với 40 chiếc đầy đủ các thể loại. Không dừng lại ở đó‚ anh còn hiến tặng các cổ vật cũng như hoàng bào mà mình đang có co bảo tàng lịch sử dân tộc.

Anh Hoàng cho biết thêm: Mỗi chuyến đi sưu tầm cổ vật như vậy giúp anh có thêm những kiến thức từ những vùng đất mà anh đã đi qua‚ được biết thêm những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Đồng thời qua các cổ vật còn giúp anh thêm yêu quê hương đất nước.

Duy Trương
Bạn đang đọc bài viết "Người sở hữu bộ sưu tập hoàng bào duy nhất ở Việt Nam" tại chuyên mục Khám phá. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.