Lan tỏa giá trị di sản văn hóa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại đền Tam Lang

19/02/2024 15:28

Theo dõi trên

Ngày 18/02 năm Giáp Thìn (tức ngày mồng 9 tết), nghệ nhân ưu tú Hoàng Lương Nguyên - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hóa Quốc gia thuộc Viện nghiên cứu Văn hóa và Phát triển đã tổ chức chương trình Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ tại đền Tam Lang (xã Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh).

z5170044930741-32e9f182de01fde9756686843bd0e521-1708327277.jpg
Cung cấm thờ Quan lớn Đệ Tam tại đền. Ảnh: VH

Theo cứ liệu lịch sử, tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ của người Việt bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Nữ thần, được hình thành từ buổi “bình minh” của dân tộc. Trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần chủ, hiện thân của Mẫu Thượng thiên với tư cách là “Mẫu nghi thiên hạ” bao bọc, che chở, ban phát niềm vui, hạnh phúc và sự bình yên cho muôn dân. Trong tín ngưỡng dân gian, bà là một trong “Tứ bất tử” - 4 vị thánh bất tử của người Việt, gắn liền với sự tích “tam sinh, tam hóa” linh thiêng. 

z5171371073228-f43edb403ead75777ab28331b7944733-1708327277.jpg
Nghệ nhân ưu tú Hoàng Lương Nguyên, người "giữ lửa" thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, nắm giữ thuần thục các tri thức, kỹ năng, nghi lễ, loại múa... trong giá đồng. Ảnh: VH

Với những giá trị to lớn, các di sản liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu đã được Nhà nước và tổ chức thế giới công nhận, ghi danh; trong đó; “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (tháng 12/2016). UNESCO đánh giá di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã và đang góp phần quan trọng tạo ra “sợi dây” tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản, thúc đẩy sự khoan dung giữa các sắc tộc và tôn giáo, tương thích với các quy định về nhân quyền quốc tế và không có giới hạn về thực hành.

z5171341707662-623c7d352cf1f3abfe8e0aca5a052e7e-1708327276.jpg
Nghệ nhân ưu tú Hoàng Lương Nguyên mong muốn có lớp kế cận, bà con nhân dân hiểu đúng với bản chất tốt đẹp vốn có, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Ảnh: VH

Việc “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm vinh dự, tự hào; khẳng định những giá trị và đóng góp của văn hóa Việt Nam đối với nền văn hóa chung của nhân loại. Sau hơn 7 năm được UNESCO ghi danh, “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhận thức của các cấp chính quyền và các tầng lớp nhân dân đối với vị trí, vai trò của di sản văn hóa trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội được đầy đủ hơn; sức lan tỏa của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cũng mạnh mẽ hơn ở nhiều địa phương…

Trên cơ sở đó, góp phần thực thi nhiệm vụ trong Chương trình hành động Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể do Chính phủ cam kết với UNESCO sau khi di sản được ghi danh. Các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản của Đề án được đề ra rất cụ thể nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc thực hành di sản, tránh việc thương mại hóa các nghi lễ.

z5171342055920-e4584bcc568e49148bac43deba56eee1-1708327276.jpg

Việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” không chỉ là trách nhiệm Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức với tư cách Việt Nam là quốc gia thành viên tham gia Công ước 2003 của UNESCO mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng người Việt với nền văn hiến nước nhà và nền văn minh của nhân loại.

z5171341741859-774bd282aee87a7aa08d152877b95d91-1708327276.jpg
Du khách, bà con nhân dân tham dự buổi thực hành giá hầu. Ảnh: VH

Nhân dịp đầu xuân năm mới Giáp Thìn 2024, ngày 18/02/2024 (tức mồng 9 tết) Nghệ nhân ưu tú Hoàng Lương Nguyên - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử và Bảo tồn di sản Văn hóa Quốc gia thuộc Viện nghiên cứu Văn hóa và Phát triển đã tổ chức buổi thực hành giá hầu tại đền Tam Lang.

Một số hình ảnh do PV Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển ghi lại:

z5171342290733-4aa36ca73cbfc1f534d1bd77a2808666-1708327277.jpg
z5171341596903-df83138abd000cc523a602332c9502c9-1708327276.jpg
z5171341971140-5a68f6a2b7e3c996f1eb76299f3f0a9a-1708327276.jpg
z5171341442121-8b6f19ac7554dffe12e989273ae3fef3-1708327276.jpg
z5171341515817-7cbe6073e0b8a0612fa1ae3f7dc7f717-1708327276.jpg

Viết Hải
Bạn đang đọc bài viết "Lan tỏa giá trị di sản văn hóa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại đền Tam Lang" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.