Viếng Đền Hùng để hiểu rõ hơn lịch sử, cội nguồn của dân tộc là một chuyến đi về nguồn nhiều ý nghĩa
Từ rất xa xưa, trong dân gian Việt Nam đã lưu truyền câu ca dao: Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba. Mồng 10 tháng 3 - Giỗ tổ Hùng Vương, đây là ngày Quốc lễ của dân tộc Việt Nam. Ngày Giỗ tổ với Lễ hội Đền Hùng là sinh hoạt lễ hội truyền thống của dân tộc Kinh, với ý nghĩa tôn kính, tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Lễ hội được tổ chức hàng năm tại đền Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh - thuộc địa phận xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Nghệ An: Lễ giỗ lần thứ 122 bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 13/01/2023 (nhằm ngày 22 tháng Chạp năm Nhâm Dần), lễ giỗ lần thứ 122 bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tổ chức trang trọng tại nhà cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (khu di tích Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An).
Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, tạo nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế, xã hội
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và gia đình năm 2022.
Quảng Ngãi: Đề nghị hỗ trợ thực hiện dự án tôn tạo, phục hồi phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Xưởng in tín phiếu của Liên khu V
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi Bộ Tài chính đề nghị hỗ trợ nguồn vốn thực hiện dự án tôn tạo, phục hồi phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Xưởng in tín phiếu của Liên khu V, tại Xà Nay (1947-1950) xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà.
Sóc Trăng: Bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch
Trong những năm qua, các di tích lịch sử, văn hóa đã góp phần thu hút du khách đến với Sóc Trăng. Do đó, việc bảo tồn, gìn giữ các di tích gắn với phát triển du lịch luôn được tỉnh quan tâm, qua việc triển khai các chính sách hỗ trợ, đề án, văn bản hướng dẫn đầu tư, tôn tạo di tích… đã đưa di tích trở thành điểm đến đặc trưng của du lịch Sóc Trăng.
Tìm hiểu chính sách thưởng phạt dưới triều Nguyễn qua Triển lãm 3D: Thưởng - Phạt: Chuyện xưa chưa cũ
Ngày 11/1, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 sẽ khai mạc Triển lãm 3D Thưởng- Phạt: Chuyện xưa chưa cũ nhằm giúp công chúng hiểu hơn về bài học dùng người và thuật trị quốc của tiền nhân.
Quảng Nam đề nghị đưa Lễ hội Nguyên Tiêu vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
UBND tỉnh Quảng Nam đã có Công văn số 8207/UBND-KGVX về việc đề nghị đưa Lễ hội Nguyên Tiêu vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nhiều công trình, đất trống bỏ hoang... là những khó khăn trong công tác quản lý, bảo tồn di tích tại Hội An
Kiến trúc nhà cổ bị thay đổi cho phù hợp với công năng sử dụng. Chưa kể, các thách thức về nguyên liệu trùng tu, nhiều công trình, đất trống bỏ hoang... là những khó khăn trong công tác quản lý, bảo tồn di tích tại Hội An.
Nghệ An: Lễ giỗ 965 năm Uy Minh Vương Lý Nhật Quang
Tối 7/1 và sáng 8/1 (tức tối ngày 16 - 17 tháng Chạp), tại Di tích Quốc gia Đền Quả Sơn (xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) đã diễn ra lễ Cáo yết và lễ giỗ Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang lần thứ 965.
Cần Thơ: Khai mạc Lễ hội Kỳ Yên Hạ điền đình Bình Thủy diễn ra trong hai ngày 5 - 6/1/2023
Sáng 5/1, Ủy ban nhân dân quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ tổ chức khai mạc Lễ hội Kỳ Yên Hạ điền đình Bình Thủy và Tuần lễ Văn hóa - Thể thao năm 2023.
Nghệ nhân, Đồng Thầy Lê Thị Thu (Thanh Tuyền) vươn tới thành công ở quê hương đất Quảng
Nghệ nhân, Đồng thầy Lê Thị Thu (Thanh Tuyền) sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Tam Ngọc, TP. Tam Kỳ, Quảng Nam cô là một tấm gương của lòng quyết tâm và nỗ lực không ngừng để vươn tới thành công, cống hiến cho quê hương, đất nước.
Nam Định: Tăng cường công tác quản lý lễ hội và các di tích lịch sử văn hóa
Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định trong năm 2023 tới.
Lâm Đồng: Phê duyệt đề án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa cồng chiêng
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Đề án "Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023 - 2026, tầm nhìn đến năm 2035".
Thừa Thiên Huế: Chạy đua với thời gian để bảo tồn di sản Hán Nôm
Di sản Hán Nôm là thông điệp quan trọng bằng ngôn ngữ viết để kết nối giữa quá khứ với hiện tại, là tư liệu quan trọng giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về cội nguồn lịch sử - văn hóa của dân tộc. Trải qua nhiều biến thiên của thời cuộc và thời tiết khắc nghiệt, di sản Hán Nôm tại Thừa Thiên Huế, nhất là đối với các nguồn tư liệu giấy đã và đang dần bị thất thoát, mất mát, hư hỏng khá nghiêm trọng.