Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch

25/11/2024 20:30

Theo dõi trên

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3534/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức triển khai Kế hoạch "Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương, khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.

screenshot1534-1732541380.jpg
Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Dân Tộc)

Kế hoạch được ban hành và triển khai nhằm nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cho đồng bào thông qua công tác bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời, tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của các chủ thể văn hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan; từ đó khơi dậy mạnh mẽ niềm tự hào và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Cùng với đó, phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Theo đó, Bộ VHTTDL giao Vụ Văn hoá dân tộc chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Lâm Đồng và Kon Tum và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch trong tháng 11 – 12/2024.

Cụ thể, Vụ Văn hoá dân tộc phối hợp với Sở VHTTDL Hòa Bình tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội Đình Cời của dân tộc Mường tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình); Phối hợp với Sở VHTTDL Điện Biên tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ cúng dòng họ của dân tộc Mông tại huyện Tuần Giáo (Điện Biên); Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội tế thần nước của dân tộc Pa Cô tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế); Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Bình tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều tại huyện Quảng Ninh (Quảng Bình); Phối hợp với Sở VHTTDL Lâm Đồng tổ chức bảo tồn, tái hiện Lễ hội cúng bến nước của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống bên dòng sông Krông Nô khu vực Tây Nguyên; Phối hợp với Sở VHTTDL Kon Tum tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội Peng Neng của dân tộc Tơ Đra tại huyện Kon Rẫy (Kon Tum).

Bộ VHTTDL yêu cầu việc tổ chức các lớp tập huấn, truyền dạy tại các địa phương phải đảm bảo thực hiện Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam.Các nội dung của Kế hoạch được triển khai đảm bảo đúng yêu cầu thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng và hiệu quả nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Bộ VHTTDL đề nghị trong quá trình triển khai cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các địa phương trong triển khai thực hiện hoạt động bảo tồn Lễ hội truyền thống, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế. Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong các Lễ hội truyền thống. Chú trọng giới thiệu, quảng bá những giá trị của Lễ hội truyền thống các dân tộc phục vụ phát triển du lịch.

Theo bvhttdl.gov.vn
Bạn đang đọc bài viết "Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.