PGS.TS Bùi Đình Phong: Xây dựng đất nước phồn vinh theo di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ba chương sách đi từ chỗ phân tích một số khía cạnh trong văn bản Di chúc đến quá trình hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước từng bước thực hiện theo Di chúc của Bác, cuối cùng là một vài suy nghĩ tiếp tục xây dựng Tổ quốc Việt Nam hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu, cùng nhịp bước với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hòa bình của nhân loại.
Xã Diễn Nguyên (Diễn Châu, Nghệ An): Khánh thành tu bổ, tôn tạo di tích đền Giác Thiện Đàn
Ngày 22/4, xã Diễn Nguyên (huyện Diễn Châu, Nghệ An) tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đền Giác Thiện Đàn.
Bảo tồn, tôn tạo và gìn giữ lâu dài Di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 3/4/2023 phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre.
Thành phố Hồ Chí Minh: Các bảo tàng chủ động đổi mới nội dung và hình thức trưng bày
Các bảo tàng luôn chú trọng xây dựng quy trình bảo quản hiện vật phù hợp với từng chất liệu, đặc biệt chú trọng đối với việc bảo quản bảo vật quốc gia, song song với việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ bảo quản đối với cán bộ làm công tác bảo quản hiện vật.
Đền Chỉ Thiện: Mang nhiều “phù sa văn hóa” (Kỳ cuối)
Bên cạnh những giá trị về lịch sử, đền Chỉ Thiện còn gợi lên những giá trị văn hóa phong phú và rõ nét. Ngoài núi làm tiền án, còn có ao hồ, đồng quê, làng mạc đan xen tạo thành một khung cảnh hữu tình, thơ mộng. Vừa linh thiêng, vừa cổ kính, vừa trầm mặc lại vừa uy nghi.
Nhà thờ Đại tôn Nguyễn Danh Kỷ niệm 10 năm đón Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa
Ngày 20/04/2023 (tức ngày 01/03 Âm lịch) tại Nhà thờ Đại tôn Nguyễn Danh (xã Minh Châu, huyện Diễn Châu, Nghệ An), Họ tộc Đại tôn Nguyễn Danh tổ chức lễ Kỷ niệm 630 năm ngài Thủy tổ về làng Trung Phường và 10 năm đón Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa Nhà thờ Đại tôn Nguyễn Danh (2013 - 2023).
Đình làng Kĩa - nơi thờ phụng vị trung quân ái quốc và các vị thần bảo hộ cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân Mỹ Trung
Đình làng Kĩa tọa lạc tại thôn Mỹ Trung, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đình được xây dựng vào thời Hậu Lê, khoảng thế kỷ 17 - 18 và được trùng tu vào thời Nguyễn, thế kỷ thứ 19. Nơi đây thờ tự và tri ân công đức của Đông Hải đại vương Đoàn Thượng và phối thờ hai vị Tây Hải đại vương, Bắc Nhạc đại vương. Việc tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của các vị thần thờ tại di tích này không chỉ góp phần tìm hiểu quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc ta thời Lý, Trần, mà còn khẳng định giá trị lịch sử của Đình làng Kĩa và hiểu thêm về văn hóa tín ngưỡng của người dân làng Mỹ Trung.
Chùa Kim Dung (Hà Tĩnh): Vẻ uy nghiêm trầm mặc của một cổ tự hàng trăm năm lịch sử
Chùa Kim Dung hay Kim Dung Tự tọa lạc ở lưng chừng dãy núi Bằng Sơn, thuộc thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh), là một trong những danh lam thắng cảnh tâm linh nổi tiếng. Từ đây nhìn ra 4 phía ta như lạc vào cõi mộng thần tiên với không khí trong lành với cảnh đẹp thiên nhiên và hơn tất cả là sự cuốn hút của quần thể di tích Chùa Kim Dung.
Thêm một di tích cấp tỉnh bị xâm hại ở Thanh Hóa
Nhà thờ họ Nguyễn Phủ (thôn Bồng Trung 2, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã được dòng họ này tự ý tháo dỡ để tu bổ, tôn tạo lại công trình khi chưa được cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép.
Giao lưu với người Êđê: Ngôi nhà truyền thống và những biến đổi hiện nay
Ngôi nhà dài Êđê dựng trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) tại Hà Nội, sau nhiều năm phục vụ khách tham quan đã bắt đầu xuống cấp. Để bảo tồn, gìn giữ lâu dài các công trình kiến trúc dân gian đặc sắc này, nhằm giúp công chúng tiếp tục khám phá về văn hóa của người Êđê, Bảo tàng DTHVN đã tổ chức cho cộng đồng người Êđê từ Tây Nguyên ra sửa chữa mái nhà và một số hạng mục.
Cục Di sản Văn hoá đề nghị xác minh tính xác thực về thông tin bán đấu giá sắc phong có nguồn gốc Việt Nam
Liên quan đến những thông tin bán đấu giá sắc phong có nguồn gốc Việt Nam, chiều 12.4.2023, Cục trưởng Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL) Lê Thị Thu Hiền đã ký Công văn số 309/DSVH-DT gửi Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương đề nghị phối hợp, khẩn trương xác minh tính xác thực của các sắc phong hiện đang rao bán trên có nguồn gốc tại các di tích, bảo tàng và các địa điểm liên quan ở địa phương.
Lào Cai: Phục dựng từ phế tích đền Chiềng Ken (Văn Bàn) trở thành khang trang thu hút du khách
Nằm trong quần thể di tích lịch sử đền Quốc gia Bảo Hà của tỉnh Lào Cai, Đền Ken (Chiềng Ken, Văn Bàn, Lào Cai) từ lâu đã là địa chỉ thu hút nhiều người dân tới vãn cảnh và chiêm bái, nổi tiếng bởi vẻ tôn nghiêm, cổ kính với những chứng tích còn nguyên giá trị. Năm 2006 đền Chiềng Ken chính thức được UBND tỉnh Lào Cai công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Kỷ niệm 630 năm ngài Thủy tổ về làng Trung Phường và 10 năm đón bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh
Ngày 20/04/2023 (tức ngày 01/03 Âm lịch) tại Nhà thờ Đại tôn Nguyễn Danh xã Minh Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, Họ tộc Đại tôn Nguyễn Danh sẽ tổ chức lễ Kỷ niệm 630 năm ngài Thủy tổ về làng Trung Phường và 10 năm đón Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa Nhà thờ Đại tôn Nguyễn Danh (2013 - 2023).
Bảo vệ, phát huy mạnh mẽ di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ mang đậm bản sắc và giá trị truyền thống văn hóa Việt, phản ánh ứng xử con người với con người, con người với thiên nhiên. Các thực hành trong tín ngưỡng đề cao giá trị, vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội.