Gìn giữ môi trường trong khu di tích làng cổ
Với những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể quý báu, quần thể di tích làng cổ ở Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội, mỗi ngày thêm thu hút nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan tìm hiểu.
Quảng Nam bảo tồn, phát triển sâm Ngọc Linh
Chăm sóc vườn sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Ảnh: Hoàng Thọ.
Sau hai năm thực hiện quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững cây sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Nam, diện tích...
Nhà tù Sơn La -“bảo tàng” về lòng kiên trung, yêu nước
Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La, thuộc TP. Sơn La (tỉnh Sơn La) - nơi ghi dấu lòng kiên trung, quả cảm cán bộ, chiến sĩ cách mạng Việt Nam; đồng thời cũng là chứng tích tội ác chiến tranh do thực dân Pháp gây ra tại nhà tù này.
Phát hiện công cụ đá thời kỳ tiền sử ở Bù Đăng
Từ thông tin một người dân cung cấp về việc gia đình ông Lê Minh Khai ở ấp 8, xã Nghĩa Trung (Bù Đăng) phát hiện các công cụ đá, ngày 14-5, Bảo tàng tỉnh đã tới gặp ông Khai. Ông Khai cho biết, trong quá trình đào đất trong vườn để đổ nền làm nhà thì phát hiện 3 đồ vật bằng đá nhưng không biết đó là vật gì, chỉ nghĩ là búa trời đánh nên cất giữ.
Giá trị toàn cầu của di tích Mỹ Sơn
Khu đền tháp Chăm Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới thuộc địa bàn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam (thường gọi là Thánh địa Mỹ Sơn). Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII. Thời gian và chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề, thế nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng vai trò rất quan trọng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật mang giá trị toàn cầu.
Nơi thờ hai vị công thần ở bên bờ sông Gianh
Nằm uy nghi bên lèn Rồng, dưới tán cây đa cổ thụ, hướng mặt ra sông Gianh, đền Song Trung (hay còn gọi là Song Trung miếu bia) ở thôn Trung Tiến, xã Phù Hóa (huyện Quảng Trạch), có vị trí sơn thủy hữu tình. Đền là nơi thờ hai vị công thần Hoàng Vĩnh Tộ và Hoàng Vĩnh Dụ, hai cha con đã có công lao to lớn trong cuộc đấu tranh chống cát cứ, bảo vệ quê hương, phục hưng đất nước thời Hậu Lê.
Thêm 6 di tích quốc gia được xếp hạng
Ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã ký ban hành các Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 06 di tích trên địa bàn các tỉnh Hải Dương, Bến Tre, Quảng Nam, Quảng Ninh, Nghệ An và Tiền Giang.
Rừng Thông in dấu chân Người
Khi sen bắt đầu vào mùa tỏa hương tháng 5, chúng ta lại nhớ đến Người. Từ thành phố Thanh Hóa, du khách đi về phía Tây khoảng 5 km là đến địa chỉ đỏ nơi Bác Hồ về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên (20-2-1947) - thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn. Đến đây dường như chúng ta cảm nhận rõ hơn tấm lòng, tình cảm của Bác kính yêu đối với Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa, được trải ngắm một vùng non xanh với bao trầm tích văn hóa, di tích lịch sử, thắng cảnh hấp dẫn bên đô thị trù mật đang tháng ngày cuộn mình trong dòng chảy kiến thiết, dựng xây...
Thêm cơ hội bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể
Sau thời gian khẩn trương chuẩn bị, đến nay 2 bộ hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể: Lễ hội Trò Chiềng và Trò diễn dân ca Đông Anh đã hoàn thành và được UBND tỉnh trình Bộ VH,TT&DL thẩm định công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tượng đài chiến thắng Sông Lô
Di tích tượng đài chiến thắng Sông Lô là công trình được xây dựng nhằm gợi nhắc tới chiến thắng anh hùng, tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trong trận chiến kể trên.
Di tích lịch sử Hoàng Nghiêu Sơn tòa thành đá núi hùng vĩ
Làm tiền án cho núi Nưa – ngàn Nưa, là Hoàng Nghiêu Sơn... ở giáp giới ba huyện: Nông Cống, Đông Sơn và Quảng Xương. Dãy núi này theo tài liệu cũ, dài gần 10 dặm, nhiều ngọn cao thấp nhấp nhô quây quần bên nhau họp thành gia đình núi soi bóng lung linh xuống sông Hoàng Giang, như non trong lòng nước, nước ôm lấy non, cũng xứng danh chốn non nước hữu tình.
Đón nhận Bằng Xếp hạng di tích Quốc gia Hải Vân Quan
Chiều 24/5, hai Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng phối hợp tổ chức lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng Xếp hạng di tích Quốc gia Hải Vân Quan.
Bài 3: Nghi lễ hầu đồng và niềm tin tâm linh
Trước thời điểm UNESCO ghi danh “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản phi vật thể thì tín ngưỡng thờ Mẫu luôn ở trong tâm thức của người Việt. Và cũng từ trước đó, câu hỏi về sự chuẩn mực cho Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã khiến các nhà nghiên cứu và quản lý đau đầu.
Công bố Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Ngày 23 - 5, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, UBND tỉnh Phú Thọ đã công bố Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2025 theo Quyết định 522/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ.