Độc đáo lễ tạ ơn thần rừng của người Mạ
Khi mùa mưa chớm đến, mạ non bắt đầu lún phún, đám rau đâm chồi mơn mởn, những đọt măng rừng thấp thoáng nhú lên. Và khi nước về đầy lòng con suối, muông thú về với đại ngàn cây lá, đó cũng là thời điểm người Mạ làm lễ “Tạ ơn thần rừng” (Ndăn să Yàng Brê) để “xin rau” (Ndăn biơêp/ Đăn viếp).
Đặc sắc dân tộc Hmông ở Nghệ An
Đồng bào dân tộc Hmông hiện đang sinh sống rải rác trên địa bàn một số xã thuộc huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong của tỉnh Nghệ An. Địa bàn cư trú của họ ở sườn núi có độ cao trung bình từ 800 - 1500m so với mặt nước biển. Đây là vùng dọc biên giới Việt - Lào có nhiều đỉnh núi cao nhất ở miền Tây Nghệ An. Nhiệt độ trung bình trong năm là 15 - 20 độ C.
Nghề làm giấy dó của người Dao đỏ
Là tộc người có chữ viết riêng, người Dao sớm đã biết sử dụng chính những nguyên liệu gần gũi quanh mình tạo ra một phương tiện để ghi chép lại những phong tục tập quán, những nghi lễ, những điều cần dạy bảo con cháu, đó là giấy. Làm giấy đã trở thành một nghề truyền thống của cộng đồng người Dao.
Về “Ngôi nhà chung” xem đồng bào Dao nhảy lửa
Nhảy lửa là một nét văn hoá đặc sắc của người Dao, để truyền dạy lại cho con cháu đời sau các bài cúng, xua đi nỗi sợ hãi…
<br>
Nhà sàn Thái - giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người
Trải qua các thế hệ xây dựng bản, mường với sức sáng tạo của mình, người Thái đã tạo ra một địa vực cư trú ổn định. Một điều đặc biệt là nhà của người Thái hầu hết là ở chân núi, ven suối, nhìn ra thung lũng.Vì sao lại như vậy?
Lễ cầu mưa độc đáo của người Chăm H’Roi
Hiện nay, người Chăm H’Roi tại thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (Bình Định) vẫn giữ được lễ cầu mưa độc đáo. Khi trời hạn hán kéo dài, nắng nóng, không có nước để tưới lúa, tưới cây, đồng bào sẽ làm lễ cầu mưa.
Về chiếc ghế K’Pan kê vách phía Tây cầu sung túc
Cùng với những ngôi nhà dài truyền thống, cồng chiêng, K’Pan (ghế dài) cũng được xem là biểu tượng của sự sung túc, thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc Ê Đê.
Tìm về không gian văn hóa Mường Lò
Đến xứ sở người Thái ai cũng thuộc thành ngữ Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc. Đó là sự đúc kết dân dã rất hàm xúc để định danh, định lượng và định tính giá trị văn hóa cư trú lâu đời của những cư dân bản địa Tây Bắc nước ta.
<br>
Kiêng kỵ trong thời kỳ mang thai của người Mường
Mang thai là dấu hiệu mang lại niềm vui cho các bậc làm cha làm mẹ, gia đình, dòng họ. Những kiêng kỵ trong thời kỳ mang thai đã phần nào đem lại sự yên tâm cho các ông bố, bà mẹ cũng như niềm hy vọng sẽ sinh được đứa con khỏe mạnh, đẹp đẽ trong tương lai.
Đôi khuyên tai bí mật có "1-0-2" của phụ nữ Vân Kiều
Khuyên tai theo tiếng Pa Kô gọi là păroih, còn tiếng Vân Kiều gọi là kărvang. Không chỉ là đồ trang sức đơn thuần, đôi khuyên tai của người phụ nữ Vân Kiều còn có một bí mật "che mắt" quân địch trong cuộc hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Tục cúng “thần Thổ địa” cầu bình an
Người Việt xưa nay đều nghe quen câu dân gian “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Có lẽ bởi thế mà bao đời nay từ khắp làng quê tới chốn phố xá, người dân có tục lệ cúng “Thổ địa” – cúng đất nơi cư ngụ.
<br>
Độc đáo trò chơi kéo co cầu bình an của người Tày
Với người Tày ở thôn Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà (Lào Cai), ngoài vui khỏe, giải trí, trò chơi kéo co còn mang tính nghi lễ gắn với tín ngưỡng cầu mùa, cầu sinh sôi phát triển.
Tục lệ mở kho lúa “có một không hai” của người Cơ Tu
Người mở kho chỉ có thể là một cụ bà, chủ của gia đình. Đây là một vinh dự của người phụ nữ Cơ Tu. Từ khi còn bé, cháu gái nào tỏ ra thông minh, lanh lẹ, có sức khoẻ tốt và có biểu hiện siêng năng, chăm chỉ chịu khó mới được bà chọn hướng dẫn thủ tục mở kho.
Độc đáo lễ “ăn lúa mới” của người Xê Đăng
Tùy theo phong tục của từng làng mà lễ hội được tổ chức theo quy mô và hình thức khác nhau nhưng vẫn chung một ước nguyện cầu mong cho dân làng không thiếu lúa để ăn, cuộc sống luôn no đủ, sung túc.