Lão nông tâm huyết vực dậy văn hoá Khơ Mú
Về bản Tọ Cuông, xã Ẳng Tở, huyện Mường Ảng (Điện Biên) hỏi gia đình ông Quàng Văn Cá, hầu như ai cũng biết. Ông Cá nổi tiếng không chỉ là một nghệ nhân tâm huyết với văn hoá dân tộc người Khơ Mú, mà còn bởi có tới 5 đứa con học đại học.
Dân tộc: Lễ Ma nhét - đầy tháng - của dân tộc Tày
Lễ đầy tháng trong tiếng Tày còn gọi là Ma nhét, còn có ý nghĩa là xấu xí. Bởi trong ngày Lễ quan trọng này, đứa trẻ sẽ được ông bà pựt, tức là thầy cúng, hoặc một người có uy tín trong gia đình đặt tên. Thông thường, người ta chọn những cái tên xấu để đặt cho đứa bé, với quan niệm tên xấu thì dễ nuôi, không bị các thần ghen tị hay quở trách.
Sử thi, kho tàng kinh nghiệm của người M’nông
Ót N’drông (Sử thi) gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào M’nông và có ý nghĩa quan trọng trong việc trao truyền văn hóa cũng như kỹ năng sống. Dù ở khía cạnh nào của cuộc sống, Ót N’drông luôn có những lời khuyên kinh nghiệm hiệu quả và đó là cơ sở để người dân sống tốt hơn.
Nghệ nhân Jrai-Người khiến hoa văn "nhảy múa"
Từ bé đã được mẹ, bà và những người lớn chỉ dạy nghề dệt thổ cẩm, chị Rahlan Pel (thôn Phung 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) nhanh chóng “bén duyên” khung cửi và những sợi chỉ đủ sắc màu. Sáng dạ nên chị học nhanh, dệt nhanh, khéo léo và đầy sáng tạo trong các hoa văn tinh xảo, phức tạp... Các hoa văn trên váy áo thổ cẩm có thể “nhảy múa” khiến người con gái Jrai nào nhìn vào cũng phải khâm phục.
Nghi lễ trong gia đình người Tày ở Cao Bằng
Theo quan niệm dân gian, ông, bà, cha, mẹ sau khi chết thì linh hồn vẫn tồn tại ở trên mường trời, do vậy con cháu phải lập bàn thờ để thờ cúng trong nhà, hàng năm phải cúng giỗ, mời tổ tiên về chứng giám, phù hộ.
Nghề đan lát truyền thống của người Mạ
Với sự cần cù khéo léo, người Mạ đã “thổi hồn” vào mây, tre, nứa, tạo ra những sản phẩm giản dị nhưng đầy tiện lợi, mang đậm dấu ấn văn hóa của dân tộc mình với những kiểu dáng và hoa văn trang trí trên nó.
Độc đáo trò chơi leo cột của người M’nông xưa
Là một vùng đất đặc biệt, các buôn làng Tây Nguyên chứa đựng nhiều trò chơi dân gian đặc trưng. Tuy nhiên, do được sinh ra trong môi trường chưa có chữ viết, trò chơi dân gian nơi đây chỉ còn được biết đến các “phiên bản” cà kheo, kéo co… có một trò chơi hết sức độc đáo ở làng M’nông xưa, đó là trò leo cột.
Lưu giữ nét văn hóa độc đáo của dân tộc Rơ Măm làng Le, Kon Tum
Người Rơ Măm trước đây vốn có rất nhiều tục lệ nhưng ngày nay, đời sống văn hoá ngày càng phát triển, đồng bào đã từng bước từ bỏ những hủ tục và chỉ lưu giữ những tục lệ, nét văn hoá đẹp, độc đáo của dân tộc.
Chiêng trong đời sống tinh thần của người Xơ Đăng, Quảng Nam
Từ lâu, cồng chiêng được coi là một thứ tài sản quý giá, một báu vật thiêng và là một biểu tượng không thể thiếu trong đời sống và lễ hội của người Xơ Đăng ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam).
Tết mừng tiếng sấm của người Ơ Đu
Trong dịp tết Chăm phtrong, đồng bào Ơ Đu chọn 1 con lợn để cúng tổ tiên, tuỳ thuộc điều kiện mà mổ lợn to hay nhỏ. Khi mổ lợn, các gia đình Ơ Đu đều mời dân làng tới dự và uống rượu để ăn tết cùng. Đây được xem là dịp gia chủ cảm ơn bà con, hàng xóm trong bản làng đã giúp đỡ gia đình năm qua.
Làn điệu dân ca dân tộc Dao đỏ đang bị mai một
Dân ca Dao đỏ là “kho báu” trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay những làn điệu dân ca ngọt ngào của dân tộc Dao đỏ đang bị mai một và nguy cơ mất dần trong sự phát triển chung của xã hội.
Lễ cấp sắc của người Dao, Đắk Nông
Người Dao (Đắk Nông) hiện còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống như: trang phục, nhạc cụ, nghi lễ, phong tục…, trong đó đặc sắc nhất là Lễ cấp sắc.
“Tháng tiếng vọng Tây Bắc”
Trong tháng 7, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động chuyên đề “Giới thiệu bộ sưu tập về các công cụ đánh bắt cá của đồng bào vùng Tây Bắc”, triển lãm hình ảnh về cung đường Tây Bắc và chương trình du lịch Homestay với tên gọi “Một ngày bản buôn” cho du khách trải nghiệm trong những ngôi nhà truyền thống ngay tại Làng Văn hóa.
Thái Hải - Mái ấm tình người ở Thái Nguyên
Bà Nguyễn Thị Thanh Hải, người phụ nữ dân tộc Tày có gương mặt dịu hiền, ấm áp của người dân vùng Việt Bắc tiếp chúng tôi bên bếp lửa truyền thống của căn nhà sàn gia đình tại khu du lịch sinh thái Thái Hải nằm cách thành phố Thái Nguyên hơn chục km về phía Tây Nam. Chẳng ai có thể ngờ người phụ nữ nhỏ bé có giọng nói nhỏ nhẹ đang ngồi tiếp chúng tôi này lại có “gan” dám xây dựng một bảo tàng nhà sàn theo mô hình tả thực ở ngay chính mảnh đất quê mình.