Lễ hội chùa Keo ở Thái Bình
Lễ hội chùa Keo ở Thái Bình được tổ chức mỗi năm hai lần. Lần thứ nhất diễn ra trọn một ngày vào dịp sau tết Nguyên đán ngày 4 tháng Giêng. Dân làng tập trung về chùa làm lễ dâng cúng đầy đủ: "đăng, trà, hương, hoa, quả, thực" (thắp đèn, rót nước chè, đốt hương, cắm hoa, đặt quả, đơm cơm) và xin phép được đức Phật cho tiến hành hội xuân đầu năm. Hội xuân đầu năm ở chùa Keo thực chất là lễ hội cầu may, xin được Phật thánh phù hộ cho dân được cơm no áo ấm, xin thánh giúp sức bằng phép lạ cho trời mưa gió thuận hòa, cho mùa vụ bội thu và chăn nuôi phát triển.
Hồn Việt giữa lòng thành phố
Du xuân Đinh Dậu, nếu du khách đến xứ Thanh hãy thử một lần bước chân vào không gian văn hóa Việt tọa lạc giữa lòng thành phố Thanh Hóa đang “thay da đổi thịt” từng ngày… Thời buổi mà đô thị hóa ngày càng nhanh, làng quê ngày một bị thu hẹp thì ở thành phố ồn ào, náo nhiệt có những “khoảng trống” mà bàn tay con người sắp đặt, tạo dựng để có một không gian văn hóa phục vụ cho du khách và cư dân bản địa quả là việc đáng khích lệ.
Hải Dương chuẩn bị Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2017
Nhằm kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị cho Lễ hội theo nhiệm vụ đã phân công trước khai hội, BTC Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2017 tỉnh Hải Dương vừa tổ chức cuộc họp với các đơn vị thành viên.
Giữ gìn, phát huy nét đẹp của Tín ngưỡng thờ Mẫu
Cuối năm vừa qua, “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Duy trì nét văn hóa truyền thống: Gói bánh chưng Lang Liêu
Ngày 23/1 (26 tháng Chạp Bính Thân), chuẩn bị đón Tết Đinh Dậu, Trung tâm tiền sử Đông Nam Á tổ chức gói bánh chưng Lang Liêu tại Trạm nghiên cứu văn hóa Hòa Bình thuộc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á, xóm Đồng Ngoài, Vĩnh Tiến, Kim Bôi, Hòa Bình do TS Nguyễn Việt, giám đốc Trung tâm sáng lập.
Năm gà tết Dậu
Năm nay Đinh Dậu là năm con gà. Con gà đứng thứ mười trong hàng 12 con giáp, nhưng gà lại được ưa chuộng nhất, được nói đến nhiều nhất. Là con vật linh trong đời sống dân ta.
Ngôi chùa xây từ trên xuống (bài 2)
Ngôi chùa với lầu tháp cao vời vợi có thể nhìn thấy được từ tất cả mọi nơi trong thành phố vốn đã là điều khá đặc biệt ở phố núi Pleiku vốn chập chùng uốn lượn, thế nhưng điều mọi người cảm thấy kỳ lạ và vô cùng đặc biệt ở ngọn tháp ấy là việc ngọn tháp được xây “từ trên nóc xuống” và khi nhìn từ xa tất cả mọi người đều có thể thấy được điều đó.
Bình Thuận: Đặc sắc Trung tâm trưng bày văn hóa Chăm
Nhằm tạo thêm sự phong phú cho hoạt động văn hóa phục vụ khách du xuân, đón tết cổ truyền tại Bình Thuận, Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm vừa thông qua kế hoạch tổ chức hoạt động các loại hình văn hóa Chăm “Mừng Đảng - Mừng Xuân Đinh Dậu 2017”, diễn ra từ ngày 29 - 30/1 (mồng 2 - 3 Tết).
Tục dựng cây nêu, cột đèn tiễn ông Táo về trời ở xứ Nghệ
Cùng với phong tục thả cá chép, vào ngày ông Táo 23/12 âm lịch hàng năm, người dân một số nơi ở Yên Thành còn dựng cây nêu, cột đèn để tiến ông Táo về trời. Cây nêu, cột đèn có ý nghĩa bảo vệ gia chủ trong suốt thời gian ông Táo đi vắng.
Lễ hội đang có những thay đổi
Sự biến đổi của các lễ hội truyền thống đang là một thách thức đối với công tác quản lý và tổ chức.
Tái hiện không gian dâng hương tại điện Kính Thiên
Trong dịp Tết Nguyên đán, tại Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội không chỉ mở cửa đón khách tham quan các hố khai quật khảo cổ, mà còn tái hiện không gian dâng hương điện Kính Thiên; giúp du khách có hình dung ban đầu về kết quả nghiên cứu phục dựng điện Kính Thiên trong thời gian qua” – ông Trần Việt Anh – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội cho biết.
Khám phá ngôi chùa từng được coi là đệ nhất tùng lâm của Thăng Long xưa
Không chỉ được biết đến là một trong những ngôi chùa cổ nhất Hà Nội, vẻ bề thế của kiến trúc, hài hòa của không gian khiến cho chùa Láng (quận Đống Đa) từng được coi là đệ nhất tùng lâm ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.
Di tích K20 huyền thoại trong lòng thành phố Đà Nẵng
Nhắc tới địa đạo Củ Chi người ta nghĩ tới đất thép thành đồng. Nhắc tới địa đạo Vĩnh Mốc người ta nhớ tới miền đất lửa Quảng Trị. Đường hầm Tây Giang viết thêm trang sử cho vùng đất Quảng Nam. Và chúng ta không thể không nhắc tới khu di tích K20 nổi tiếng một thời, cái nôi nuôi dưỡng cán bộ cách mạng trong thời kỳ gian khó chống Mỹ tại Đà Nẵng.
Ngôi chùa với những dấu chân kỳ lạ trên mặt đá
Chùa Chân Tiên tọa lạc lưng chừng đỉnh Am Tiên là một trong những ngôi chùa cổ khá nổi tiếng về sự linh thiêng ở Hà Tĩnh. Người ta biết đến ngôi chùa này nhiều hơn bởi xung quanh chùa có nhiều tảng đá với những dấu chân kỳ lạ gắn liền với nhiều huyền thoại về các nàng tiên nữ.
<br>