Đặc sắc lễ hội xuống đồng của cư dân vùng Hà Nam
Lễ tế Thần Nông và Thành hoàng diễn ra cầu mong các thần phù hộ cho dân làng một mùa vụ tươi tốt, ấm no, nhà nhà hạnh phúc.
Gốm Champa cổ ở Bình Ðịnh: Nhiều bí mật thú vị chờ giải mã
Năm 1990, lần đầu tiên, các nhà khảo cổ học Việt Nam và Nhật Bản tiến hành khai quật khu vực Gò Sành (thôn Phụ Quang, phường Nhơn Hòa, TX An Nhơn). Kết quả nhiều lần khai quật trong những năm sau đó, cùng các kết quả nghiên cứu đã khẳng định: Bình Định ngày nay là nơi từng xuất hiện các trung tâm chuyên sản xuất gốm men của người Chăm cổ.
Quần thể chùa Am Các và những vấn đề đặt ra
Thiên nhiên vùng Nam Thanh Bắc Nghệ, phong phú giàu có về tài nguyên khoáng sản và trầm tích văn hóa. Những năm gần đây khi “Chàng khổng lồ Nghi Sơn” bừng thức với sự ra đời của Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, Nhà máy Xi măng Công Thanh, đặc biệt KKT Nghi Sơn được phê duyệt và đi vào đầu tư xây dựng, càng như phát lộ và khẳng định sự giàu có mang sức hút mạnh mẽ của nơi đây với các nhà kinh tế, các nhà đầu tư, các nhà văn hóa. Khu quần thể chùa Am Các cũng nằm trong mối quan tâm ấy. Vấn đề đặt ra là phải làm gì và làm như thế nào vì một Am Các sống động, hấp dẫn bền vững và xứng tầm như vốn có.
Bến đò Thượng Trụ, nơi lưu giữ những dấu tích lịch sử
Dọc theo những ngõ nhỏ bình yên, những ngôi nhà bình dị lọt giữa ngút ngàn màu xanh là di tích lịch sử văn hóa Bến đò Thượng Trụ (xã Thiên Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) nơi lưu giữ những dấu tích lịch sử, những câu chuyện về thời kỳ chiến tranh âm thầm, bền bỉ của chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh.
Hải Vân Quan không còn bị lãng quên
Mới đây, Di tích Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích cấp Quốc gia.
Niềm vui từ sự trở lại của trò diễn Chèo Chải
Nói đến múa Chèo Chải người ta thường nhớ tới huyện Hoằng Hóa của xứ Thanh. Vốn dĩ là trò diễn truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác, Chèo Chải đã trở thành một phần của đời sống văn hóa người dân nơi đây.
Tôn vinh những giá trị hát Văn, hát Chầu văn
Tối 24.6 tại di tích Đền Lảnh Giang (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã diễn ra lễ đón nhận Bằng ghi danh Lễ hội Đền Lảnh Giang là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc 2017.
Lễ hội Nàng Hai được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Nàng Hai của người Tày xã Tiên Thành (Phục Hòa) vừa được công nhận là một trong 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL ngày 20/6/2017 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nét vàng son, bộ sưu tập 100 tài liệu hiện vật đồ gỗ thếp vàng
Lần đầu tiên Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu tới công chúng 100 tài liệu, hiện vật với chủ đề: “Nét vàng son - Sưu tập đồ gỗ sơn son”. Đây là các hiện vật đồ gỗ sơn son thếp vàng của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX.
Lễ hội Hàn Sơn linh thiêng và thơ mộng
Những ngày đầu tháng 6 (âm lịch), có dịp về xã Châu Lộc (Hậu Lộc), du khách sẽ được đắm mình trong không khí tấp nập của Lễ hội Hàn Sơn. Cụm di tích Hàn Sơn nổi tiếng thơ mộng và hữu tình bởi trên có dãy núi Sơn Trang bao phủ, dưới có sông, ghềnh đá nơi sông Mã tách dòng trước khi về biển cả, nơi một tiếng gà gáy cả 6 huyện cùng nghe...
Hai bài thơ khắc trên gương ở điện Long An
Điện Long An được xây dựng năm 1845, thời vua Thiệu Trị (1841-1847), tại bờ Bắc sông Ngự Hà để làm nơi nghỉ lại của nhà vua sau khi ông tiến hành lễ Tịch Điền - lễ mở đầu cho vụ mùa mới, mỗi năm tổ chức một lần vào mùa xuân.
Đánh thức kho báu du lịch thời Chúa Nguyễn: Nhận diện kho báu
Du lịch Huế còn có một kho báu chưa được đánh thức. Đó là hệ thống di tích gắn liền với thời Chúa Nguyễn. Phát hiện và đưa vào khai thác có hiệu quả sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời cho hành trình khám phá di sản văn hóa Huế.
Làng gốm Bàu Trúc - nét đặc trưng văn hóa truyền thống dân tộc Chăm
Làng gốm Bàu Trúc được xem là một trong những làng gốm cổ nhất Đông Nam Á còn tồn tại cho đến ngày nay, nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công và kỹ thuật nung gốm độc đáo, mang đậm nét văn hóa Chăm. Đặc biệt, mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã đưa nghệ thuật làm gốm truyền thống này vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Độc đáo mộc bản kinh Phật cổ nhất thế giới
Tổ chức Kỷ lục châu Á và Liên minh Kỷ lục thế giới (Worldkings) mói đây đã vinh danh kho mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà (Việt Yên, Bắc Giang) là bản kinh Phật khắc trên gỗ thị cổ nhất thế giới. Chúng tôi đã tìm về ngôi chùa cổ Bổ Đà (Di tích Quốc gia đặc biệt) để chiêm ngưỡng và khám phá những điều độc đáo từ bộ kinh Phật trên.