Bí ẩn về giếng cổ ở Cù Lao Chàm

15/07/2024 09:38

Theo dõi trên

Đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam là một xã đảo với tên gọi hành chính xã Tân Hiệp, TP Hội An cách đất liền khoảng 20km. Trên xã đảo này được mọi người biết đến nơi có giếng cổ Chămpa tồn tại cách đây khoảng 200 năm.

gc-1720692794.jpg

Giếng cổ Champa nằm ngay ngã ba của con đường bê tông thuộc xóm Cấm, đảo Cù Lao Chàm, xã Tân Hiệp, thành phố Hội An.Đây là di tích duy nhất của người Chăm còn sót lại trên đảo. Theo lời kể của các cụ cao niên sống ở đây cho biết: Cù Lao Chàm xưa kia chủ yếu là người Chăm sinh sống. Họ rất nổi tiếng trong việc phát hiện các mạch nước ngầm cũng rất kỹ lưỡng trong việc đào giếng.

gc1-1720692839.jpg

Cấu trúc của giếng cổ Cù Lao Chàm mang đặc trưng của người Chăm Pa cổ với kiểu ống tròn, thành giếng tròn, nền giếng vuông, diện tích tổng khuôn viên giếng khoảng 15m2, miệng giếng khoảng 1,2m. Lòng giếng được xếp bằng gạch theo kiểu vành khăn, sâu khoảng 5m. Trải qua nhiều niên đại, người dân đã tôn tạo lại nền giếng, xây thêm gạch và xi măng nên phần nào đã làm biến đổi cấu trúc ban đầu.

gc3-1720692930.jpg

Giếng đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 2006. Đây là 1 trong 3 giếng nước ngọt trên đảo và cũng là giếng cổ nhất, có mực nước ổn định nhất cung cấp cho dân đảo.

gc4-1720692974.jpg

Điều đặc biệt là giếng chưa bao giờ bị nhiễm mặn cho dù chỉ cách nước biển khoảng 100m. Theo đại diện Ban Quản lý các di sản Hội An, giếng cổ lúc nào cũng có mực nước trên dưới 2m, chưa bao giờ nhiễm mặn, nước giếng trong mát. Những ai đi biển bị say sóng hoặc đang mệt mỏi chỉ cần uống nước giếng là thấy tỉnh táo. Vì vậy, đối với người dân trên đảo, giếng cổ Chăm-pa còn là biểu tượng của sức khỏe.

gc5-1720693113.jpg

Tương truyền chỉ cần hai người cùng uống một gáo nước ở giếng và cùng ước sinh con thì sẽ được như ý muốn. Còn với người chưa có người yêu, trai thì uống 7 ngụm, gái uống 9 ngụm, sau khi trở về đất liền sẽ có người yêu ngay lập tức.

Bạn đang đọc bài viết "Bí ẩn về giếng cổ ở Cù Lao Chàm" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.