Xây dựng môi trường văn hoá phát triển bền vững ở Việt Nam

05/01/2023 09:56

Theo dõi trên

Môi trường văn hoá phát triển bền vững là khái niệm chưa được những người nghiên cứu làm rõ về học thuật. Bằng tư duy thật, tác giả bài viết phân tích, làm sáng tỏ thực chất, hạn chế nhận thức khái niệm này; đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục trên nền tảng tư tưởng đúng đắn của Hồ Chí Minh.

van-hoa-20223-1672138971-1672887340.jpg

Môi trường văn hoá phát triển bền vững là gì?

Môi trường văn hoá phát triển bền vững được hình thành bởi các khái niệm “môi trường” (environment), “văn hoá” (caltural) và “phát triển bền vững” (sustainable development).

Môi trường bao hàm các thuật ngữ “môi” và “trường”. Trong Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2005), môi được hiểu là nếp “thịt mềm làm thành cửa miệng”, tức là nói về vật chất sống chưa thật ở bên trong thế giới, tri thức chưa khoa học, chưa liêm chính học thuật; trường được hiểu là khoảng “không gian”, tức là nói về tinh thần sống không thật ở bên ngoài thế giới, tri thức không khoa học, không liêm chính học thuật; còn môi trường là nói về ý thức sống thật tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới, tri thức khoa học, liêm chính học thuật.

Vật chất sống biểu hiện bản chất môi sinh, sự sống chưa thật, chưa phát triển của các nhóm (tập thể) trong cộng đồng; tinh thần sống biểu hiện tính chất môi trường, sức sống không thật, không phát triển của các cá nhân (cá thể) trong nhóm; còn ý thức sống thật biểu hiện thực chất môi trường sống, cuộc sống chân thật, phát triển của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người. Tức là, môi trường biểu hiện thực chất môi trường sống, ý thức, cuộc sống chân thật, phát triển của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Văn hoá biểu hiện thực chất cuộc sống chân thật, sáng tạo ra “giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh của các cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [1]. Môi trường và văn hoá có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành “môi trường văn hoá” – khái niệm biểu hiện thực chất ý thức bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Phát triển bền vững biểu hiện thực chất “sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [2].

Môi trường, văn hoá và phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành “môi trường văn hoá phát triển bền vững” – khái niệm biểu hiện thực chất ý thức bảo đảm “sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [3]. Từ khái niệm này cho thấy rằng, không xây dựng môi trường văn hoá thì quốc gia không thể phát triển bền vững; ngược lại, không phát triển bền vững tức là quốc gia thiếu văn hoá bảo vệ môi trường sống của con người.  

Hạn chế nhận thức môi trường văn hoá phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam

Hạn chế trên thế giới

Môi trường văn hoá phát triển bền vững gắn liền với đời sống văn hoá trong quốc gia, xã hội loài người. Tuy nhiên, ở các quốc gia trên thế giới, nhiều công dân, kể cả người nghiên cứu, đã nhận thức chưa đúng khái niệm này; bởi vì, ngay cả khái niệm môi trường, văn hoá, phát triển bền vững trong ngôn ngữ học đều chưa được làm rõ về học thuật.

Tức là, nhiều người chưa nhận thức rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa các mặt chủ yếu của môi trường văn hoá và phát triển bền vững như sau: tính chất hình thức môi trường văn hoá không phát triển bền vững, không đúng thật sự (sai), tri thức không khoa học; bản chất nội dung môi trường văn hoá chưa phát triển bền vững, chưa đúng sự thật, tri thức chưa khoa học; thực chất nguyên lý môi trường văn hoá phát triển bền vững, đúng thật, tri thức khoa học.

Nói cách khác, những người nghiên cứu trên thế giới đã chưa làm rõ thực chất đúng thật về môi trường sống của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người; hay chưa làm rõ “mối liên hệ giữa “sự không sống” (không đúng thật sự) ở bên ngoài thế giới, “sự chưa sống” (chưa đúng sự thật) ở bên trong thế giới, và “sự sống” (đúng thật) tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới” [4].

Hạn chế nhận thức môi trường văn hoá phát triển bền vững làm cho những người lãnh đạo, người nghiên cứu không nhận thức đúng thực chất nhiều khái niệm có liên quan với môi trường sống của con người, như: văn hoá, khoa học, dân chủ, chính trị, xã hội, phát quyền, phát triển; đặc biệt, làm cho nhiều người lãnh đạo, nghiên cứu ở các quốc gia không nhận thức rõ nền “văn hoá học thuật độc hại”, hay “tính không trung thực trong học thuật đã trở thành một vấn đề lớn, từ sinh viên cho đến nhà khoa học cũng đều gian lận” [5].

Hạn chế nhận thức môi trường văn hoá phát triển bền vững là nguyên nhân dẫn đến tư tưởng độc tài, độc quyền, thiếu vắng tư tưởng văn hoá cộng đồng, phát triển ở nhiều quốc gia; dẫn đến bạo lực, xung đột, nội chiến, chiến tranh, hay tình trạng “Ảo tưởng tăng trưởng”, chỉ quan tâm tăng “tổng sản phẩm quốc nội (GDP)” [6], chứ ít coi trọng “tăng trưởng về chất lượng” (tăng trưởng xanh) – phát triển bền vững để bảo vệ môi trường sống trên trái đất.

Hạn chế ở Việt Nam

Nhận thức môi trường văn hoá phát triển bền vững ở Việt Nam còn nhiều hạn chế; bởi vì, ngay cả khái niệm môi trường, văn hoá, phát triển đều chưa được nhận thức rõ ràng. Chẳng hạn, trong Từ điển Tiếng Việt, môi trường chỉ được nhìn nhận chung chung là nơi xảy ra một “hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong quan hệ với hiện tượng, quá trình ấy”, chứ không nhìn nhận cụ thể là môi trường sống, ý thức, cuộc sống chân thật của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người.

Hạn chế nhận thức môi trường văn hoá phát triển bền vững làm cho công dân nói chung, cán bộ (đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên hay công tố viên), người lãnh đạo, nghiên cứu nói riêng không phân biệt rõ mối liên hệ giữa tính chất hình thức môi trường sống không có văn hoá gắn với phát triển không bền vững; bản chất nội dung môi trường sống chưa có văn hoá gắn với phát triển chưa bền vững; thực chất nguyên lý môi trường sống có văn hoá gắn với phát triển bền vững.

Tức là, nhiều công dân không phân biệt rõ đâu là bản chất sự thật về môi trường văn hoá chưa phát triển bền vững, đâu là tính chất thật sự về môi trường văn hoá không phát triển bền vững, đâu là thực chất thật về môi trường văn hoá phát triển bền vững. Theo đó, nhiều công dân không phân biệt rõ đâu là bản chất văn hoá vật thể gắn với quyền lợi vật chất; đâu là tính chất văn hoá phi vật thể gắn với giá trị tinh thần; đâu là thực chất văn hoá thực thể gắn với đời sống tâm linh.

Hạn chế nhận thức môi trường văn hoá phát triển bền vững được nhìn nhận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thiếu coi trọng giáo dục văn hoá trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội; thiếu coi trọng giáo dục ý thức sống chân thật, tinh thần vì cộng đồng cho công dân nói chung, đội ngũ cán bộ nói riêng trong làm việc, học tập và nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, như: hiện nay những người nghiên cứu đã cho rằng, “lý luận văn hoá bị lạc hậu” [7]; “Nền văn hoá - nghệ thuật của ta chưa hoàn thành được sứ mệnh cao cả là làm ngọn đuốc nhân văn, ngọn đuốc trí tuệ và văn hoá soi đường, dẫn đường cho cộng đồng xã hội trong việc kiến tạo những giá trị và lối sống lành mạnh, tiến bộ” [8]; hay “Môi trường văn hoá, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực” như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra.

Giải pháp khắc phục hạn chế nhận thức môi trường văn hoá phát triển bền vững ở Việt Nam

Thứ nhất, xây dựng mô hình “nhận thức thật”. Nhận thức thật gắn liền với nhận thức đúng sự thật. Xây dựng mô hình nhận thức thật là cơ sở lý luận để nhận thức đúng môi trường văn hoá phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức thật chưa được những người nghiên cứu làm rõ mối liên hệ giữa các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “nhận” biểu hiện bản chất nội dung nhận thức chưa đúng sự thật, môi trường văn hoá chưa phát triển bền vững; thuật ngữ “thức” biểu hiện tính chất hình thức nhận thức không đúng thật sự, môi trường văn hoá không phát triển bền vững; còn thuật ngữ “thật” biểu hiện thực chất nguyên lý nhận thức đúng thật, môi trường văn hoá phát triển bền vững, dạng mô hình: bản chất nội dung nhận thức chưa đúng sự thật – thực chất nguyên lý nhận thức đúng thật – tính chất hình thức nhận thức không đúng thật sự. Tức là, không xây dựng mô hình nhận thức thật thì không nhận thức đúng môi trường văn hoá phát triển bền vững; chưa xây dựng mô hình nhận thức thật thì chưa nhận thức đúng môi trường văn hoá phát triển bền vững; xây dựng mô hình nhận thức thật thì nhận thức đúng môi trường văn hoá phát triển bền vững.

Thứ hai, xây dựng mô hình “môi trường văn hoá”. Môi trường văn hoá gắn liền với khoa học, phát triển, văn hoá hay văn hoá học. Xây dựng mô hình môi trường văn hoá là cơ sở lý luận để nhận thức đúng văn hoá khoa học phát triển. Tuy nhiên, hiện nay môi trường văn hoá chưa được những người nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “môi” và “văn” gắn với bản chất môi trường văn hoá dân tộc, chưa phát triển; thuật ngữ “trường” và “hoá” gắn với tính chất môi trường văn hoá đại chúng, không phát triển; khái niệm môi trường văn hoá gắn với thực chất môi trường văn hoá xã hội khoa học, phát triển, dạng mô hình: bản chất văn hoá dân tộc chưa khoa học, chưa phát triển – thực chất văn hoá xã hội khoa học phát triển – tính chất văn hoá đại chúng không khoa học, không phát triển. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi nói về xây dựng văn hoá, Hồ Chí Minh từng quan niệm như sau: “xây dựng một nền văn hoá dân tộc, khoa học, đại chúng” [9]. Tức là, không xây dựng mô hình môi trường văn hoá thì không nhận thức đúng văn hoá khoa học phát triển; chưa xây dựng mô hình môi trường văn hoá thì chưa nhận thức đúng văn hoá khoa học phát triển; xây dựng mô hình môi trường văn hoá thì nhận thức đúng văn hoá khoa học phát triển.

Thứ ba, xây dựng mô hình “phát triển bền vững”. Phát triển bền vững gắn liền với môi trường sống trong quốc gia, xã hội loài người. Xây dựng mô hình phát triển bền vững là cơ sở lý luận để nhận thức đúng môi trường văn hoá phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, hiện nay phát triển bền vững chưa được những người nghiên cứu làm rõ các mặt chủ yếu của nó như sau: thuật ngữ “phát” và “bền” gắn với nhóm, tập thể chưa phát triển lâu bền; thuật ngữ “triển” và “vững” gắn với cá nhân, cá thể không phát triển vững chắc; khái niệm phát triển bền vững gắn với cộng đồng, xã hội phát triển bền vững, dạng mô hình: bản chất nhóm, tập thể chưa phát triển lâu bền – thực chất cộng đồng xã hội phát triển bền vững – tính chất cá nhân, cá thể không phát triển vững chắc. Vào thời kỳ kháng chiến kiến quốc, khi nói về mối liên hệ giữa xã hội và “phát triển bền vững” (phát triển tiến bộ, không ngừng), Hồ Chí Minh từng quan niệm như sau: “Xã hội phát triển không ngừng, tiến bộ cũng phải không ngừng. Nếu hôm nay ngừng tiến bộ tức là ngày mai thoái bộ” [10]. Điều đó có nghĩa là, không xây dựng mô hình phát triển bền vững thì không nhận thức đúng môi trường văn hoá phát triển bền vững đất nước; chưa xây dựng mô hình phát triển bền vững thì chưa nhận thức đúng môi trường văn hoá phát triển bền vững đất nước; xây dựng mô hình phát triển bền vững thì nhận thức đúng môi trường văn hoá phát triển bền vững đất nước.

Kết luận

Môi trường văn hoá phát triển bền vững biểu hiện thực chất ý thức bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người. Quốc gia không thể phát triển bền vững khi công dân, đội ngũ cán bộ trong chính quyền và xã hội dân sự không biết bảo vệ môi trường sống của tự nhiên và xã hội. Do vậy, xây dựng môi trường văn hoá phát triển bền vững được coi là nhiệm vụ quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu “phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” như Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu ra. Để thực hiện nhiệm vụ này, Đảng, Quốc hội, Chính phủ cần phải thật sự đổi mới sáng tạo về tư duy và tư tưởng, xây dựng mô hình nhận thức thật trong giáo dục công dân, đội ngũ cán bộ; đồng thời, xây dựng mô hình môi trường văn hoá, phát triển bền vững trong làm việc, học tập, nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển đất nước.

Tài liệu trích dẫn

[1] Nguyễn Hữu Đổng, Chúa Phật và phát triển văn hoá, https://vanhoavaphattrien.vn/chua-phat-va-phat-trien-van-hoa-a16944.html, ngày 19/12/2022.

[2] Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã chữ số tự nhiên, sự sống, luật phát triển, https://vanhoavaphattrien.vn/giai-ma-bi-an-chu-so-tu-nhien-su-song-luat-phat-trien-a16619.html, ngày 01/12/2022.

[3] Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về khái niệm “nhà nước pháp quyền”, https://lsvn.vn/ban-them-ve-khai-niem-nha-nuoc-phap-quyen1662130587.html, ngày 02/09/2022.

[4] Nguyễn Hữu Đổng, Vài ý kiến về vấn đề “tâm linh” và đời sống xã hội hiện nay,  http://tapchimattran.vn/van-hoa-xa-hoi/vai-y-kien-ve-van-de-tam-linh-va-doi-song-xa-hoi-hien-nay-44735.html, ngày 18/04/2022.

[5] Rui Yang, Nền văn hoá học thuật độc hại tại Đông Á, http://ihe.fpt.edu.vn/so-84/nen-van-hoa-hoc-thuat-doc-hai-tai-dong-a/.

[6] Liên Hương, Ảo tưởng tăng trưởng (P1): Sự thật ‘méo mó’ đằng sau ‘chiếc gương’ GDP, https://trithucvn.org/kinh-te/su-sung-bai-tang-truong-p1-su-that-meo-mo-dang-sau-chiec-guong-gdp.html, ngày 27/02/2018.

[7] Bùi Hoài Sơn - Đỗ Thị Thanh Thuỷ, Cơ hội và thách thức đối với sự nghiệp phát triển văn hoá Việt Nam đến năm 2030,  https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/816010/co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-su-nghiep-phat-trien-van-hoa-viet-nam-den-nam-2030.aspx, ngày 29/03/2020.

[8] Đỗ Hồng Quân, Hội nghị Văn hoá 2021: Giữ gìn và làm giàu có thêm bản sắc, tâm hồn dân tộc, https://tuoitre.vn/hoi-nghi-van-hoa-2021-giu-gin-va-lam-giau-co-them-ban-sac-tam-hon-dan-toc-20211123072443459.htm, ngày 23/11/2021.

[9], [10] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, t. 8, tr. 265, 143.

____________________________

* Nguyên giảng viên cao cấp, Học viện CTQG HCM;

PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng *
Bạn đang đọc bài viết "Xây dựng môi trường văn hoá phát triển bền vững ở Việt Nam" tại chuyên mục Phát triển. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.