Cụ thể, xét chọn đối với cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và phát huy giá trị DSVHPVT thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống.
Xét chọn đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan tới hoạt động xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực DSVHPVT. Không áp dụng đối với cá nhân đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Cũng theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 93, không xét tặng danh hiệu NNND, NNƯT trong lĩnh vực DSVHPVT cho cá nhân đã được đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp về loại hình DSVHPVT mà họ đang nắm giữ để có thêm các kỹ năng, bí quyết.
Thời gian cá nhân công tác và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian cá nhân thoát ly hoạt động thực hành DSVHPVT tại cộng đồng thì không được tính là thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT.
Việc xét tặng danh hiệu NNND trong lĩnh vực DSVHPVT cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn: Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ.
Cá nhân có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình DSVHPVT được tôn vinh; có cống hiến to lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị loại hình DSVHPVT do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình DSVHPVT; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của DSVHPVT, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của đất nước; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT.
Cá nhân được xét tặng danh hiệu NNND phải có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT; đã được tặng danh hiệu NNƯT trong lĩnh vực DSVHPVT.
Tương tự, việc xét tặng danh hiệu NNƯT dành cho cá nhân có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình DSVHPVT được tôn vinh…; có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT.
Từ ngày ban hành Kế hoạch đến ngày 1/1/2025, các cơ quan, đơn vị có liên quan và các cá nhân có đủ điều kiện xét tặng danh hiệu thực hiện hồ sơ và liên hệ Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM – Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp thành phố để được hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu.
Từ ngày 2/1/2025 đến 11h30 ngày 3/1/2025: Sở Văn hóa và Thể thao kết thúc việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu. Từ ngày 3/1/2025 đến 17/1/2025: Công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu trên Cổng Thông tin điện tử của UBND TPHCM để lấy ý kiến của Nhân dân.
Từ ngày 18/1/2025 đến 1/2/2025: Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của Nhân dân về danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu. Từ 3/1/2025 đến 3/2/2025: Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu đang cư trú. Từ 17/3/2025 đến 31/3/2025: Hội đồng cấp thành phố hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu. Ngày 1/4/2025: Hội đồng cấp thành phố gửi hồ sơ đến Hội đồng cấp Bộ.