Những bí ẩn xung quanh chuyện tượng Rồng thưởng phạt người có tâm kẻ có tội

17/06/2015 08:50

Theo dõi trên

Bức tượng Rồng có hình thù hết sức quằn quại “miệng cắn thân, chân xé xác” biểu hiện cho thái sư Lê Văn Thịnh (xã Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh) được người dân nơi đây cho là rất linh thiêng. Nếu ai thành tâm, “cụ” sẽ “thưởng” phù hộ cho, nhưng nếu ai phạm “cụ” thì tai ương ắc sẽ đến.

Bức tượng Rồng “miệng cắn thân, chân xé xác” vì sao lại xuất hiện ở nhà của Thái sư Lê Văn Thịnh đến nay vẫn là một bí ẩn mà chưa có nhà nghiên cứu, hay chuyên gia nào biết được. Không chỉ vậy, xung quanh bức tượng còn rất nhiều câu chuyện đáng sợ được người dân xã Đông Cứu truyền tai nhau.

Vốn là người làng Đông Cứu, nhà lại ngay bên cạnh đền Thượng bà Thìn (76 tuổi, tên nhân vật đã thay đổi) đã chứng kiến bao chuyện kỳ lạ từ lúc tượng Rồng nổi lên. Bà kể: “Ngay khi tượng Rồng nổi lên, người dân ở đây đã cảm nhận được một sức mạnh nào đó từ bức tượng nên ai cũng cúi đầu trước tượng Rồng. Mọi người đến chiêm ngưỡng bức tượng kỳ lạ rồi thắp hương thờ cúng...”.




Có nhiều lời đồn bí ẩn xung quanh tượng "Rồng cắn thân, chân xé xác"

Theo bà Thìn, tượng Rồng uy nghi là thế nhưng trong làng lại có một số đứa trẻ không tin vào tượng Rồng nên đã phạm vào tượng. Trước kia, có một cậu bé khoảng 12 tuổi đi học qua, thấy tượng Rồng được người ta thắp hương, thờ cúng mới bảo, “tượng này chỉ là một tảng đá thôi làm gì mà phải thờ cúng như vậy”. Thế là cậu bé ấy đã đái vào tượng để “Xỉ nhục” tượng. Lập tức, tối đó về không hiểu sao “của quý” của cậu bé cứ thế sưng to và đau rát.

Thấy thế bố mẹ cậu bé mới hỏi có ngịch lung tung gì không, cậu bé ấy kể lại việc đái vào tượng Rồng. Bố mẹ cậu bé hiểu ra, nên sáng hôm sau lập tức mua lễ đến để tạ lỗi với “cụ Rồng”, sau đó “của quý” của cậu bé ấy cũng tự nhiên mà hết sưng.




Bà Thìn kể về những gì mình nghe được về tượng Rồng "miệng cắn thân, chân xé xác"

Bà Thìn bảo: "Trường hợp của cậu bé ấy là nhẹ đấy, còn một trường hợp khác còn đáng sợ hơn". Khi mới tìm được tượng phật, cũng có một cậu bé khác khoảng 10 tuổi, vào một buổi xế chiều, thấy người ta đặt lễ, thắp hương cho tượng rồng. Lúc ấy, cậu bé này đứng ở ngoài đợi mọi người thắp hương xong thì vào lấy trái cây đang để thờ ăn mà không xin xỏ gì, lại còn lấy đá ném vào tượng Rồng.

Có lẽ vì điều ấy đã khiến “cụ Rồng” nổi giận, thế là cậu bé 10 tuổi đó cứ bị ốm rồi 2 mắt mờ dần. Mặc dù bố mẹ cậu ta đã đưa đi chữa trị khắp nơi, khắp các bệnh viện nhưng cũng không phát hiện ra bệnh. Thế là cậu bé đó cứ yếu dần rồi chết. Tuy không ai biết cậu bé bị bệnh gì, nhưng ai cũng nghĩ do cậu bé đó “phạm” tượng Rồng linh thiêng nên đã bị phạt.



 
Tượng rồng quở phạt những ai phạm đến mình

"Tuy nhiên, không phải tượng rồng chuyên đi quở phạt người ta đâu", ông Nguyễn Đức Tiếp nói và chia sẻ: "Đó chỉ là một số ít thôi, còn đa phần ai thành tâm thì cụ đều phù hộ cho. Ví như ở làng tôi, xưa kia các cháu học cũng bình thường, nhưng từ khi cụ Rồng nổi lên thì rất nhiều người đỗ đạt, học cao. Đặc biệt tôi đã chừng kiến rất nhiều trường hợp đến làm lễ và xin cho con cái thi đại học đỗ đạt và hầu như đều được cả. Vì khi họ xin, rồi sau đó con họ đỗ rồi họ đều quay lại cảm ơn, tạ lễ cho cụ".

Trao đổi với tôi về câu chuyện xung quanh tượng Rồng "miệng cắn thân, chân xé xác", ông Nguyễn Ngọc Quyền – trưởng thôn Bảo Tháp (xã Đông Cứu, Gia Bình, Bắc Ninh) cho hay: Đúng là ngày xưa có trường hợp cậu bé không biết bệnh tình như thế nào mà đi khám khắp nơi không khỏi rồi chết. Người ta cũng đồn rằng cậu bé ấy phạm vào cụ Rồng, thế nhưng thực chất không ai chứng kiến việc cậu bé ấy lấy thức ăn hay ném tượng Rồng cả. Vì vậy tất cả vẫn chỉ là lời đồn.




Tượng rồng cũng sẽ phù hộ cho những ai thành tâm

"Còn chuyện từ khi có tượng rồng nổi lên, làng có nhiều người học hành khấm khá, thi cử đỗ đạt thật ra do khi xã hội càng phát triển, con em các hộ trong địa phương được quan tâm học hành vì vậy mà khấm khá hơn. Bên cạnh đó việc người ta đến cầu khấn đế xin học hành đỗ đạt cũng đã giải tỏa phần nào tâm lý lo lắng trong thi cử của các em vì vậy mà có thể yên tâm học hành hơn và dễ dàng đỗ đạt hơn". Ông Quyền khẳng định.

Theo Ngày Nay

Bạn đang đọc bài viết " Những bí ẩn xung quanh chuyện tượng Rồng thưởng phạt người có tâm kẻ có tội " tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.