
Nghệ nhân ưu tú Lê Thị Bích Thảo
Cuộc đời ra đồng làm thầy của nghệ nhân ưu tú Lê Thị Bích Thảo là cả một chặng đường đời đầy gian nan và thử thách và cho đến ngày hôm nay bà nghiệm ra rằng đó chính là số mệnh của mình. Chia sẻ về cuộc đời mình cũng là một đôi dòng hoài niệm về những gì bà đã trải qua cũng như sự truân chuyên của hết thảy những thủ đền thủ điện, thanh đồng đạo quan trên con đường tu thờ thánh đạo.
Năm 1968, trước cảnh nước nhà loạn lạc, chiến tranh, đền phủ bị phá bỏ, cô xót xa mà ốm nặng, tinh thần đến sức khỏe đều dần dần suy kiệt, những trận ốm liên tiếp, uống thuốc không khỏi. Ba năm sau, cô bị một trận ốm “thập tử nhất sinh”, người thân, gia đình túc trực tưởng chừng khó lòng qua khỏi. Hai mươi mốt ngày không ăn không uống, vào một đêm mà mọi người nghĩ rằng cô chắc không thể sống tiếp, mẹ của cô đã đi bộ 5 cây số suốt cả đêm để tìm đến gặp thầy với hy vọng cứu sống đứa con gái này. Thầy bày cho cụ cách về cúng “chung thiên”. Cụ nghe theo lời thầy về làm ngay, quả nhiên sau đó cô Thảo tỉnh lại và đòi lên chùa ngay trong đêm. Cô đòi đun nước tắm gội sạch sẽ lên chùa làm lễ. Lên tới chùa, thầy chùa đi vắng nhưng trong tâm thức có điều thôi thúc cô ngồi đợi bằng được thầy chùa để làm lễ. Thậm chí lúc đó nghĩ gì, tại sao lại làm như thế cho đến giờ cô vẫn chưa giải thích được. Đến chiều tối ngày hôm đó, sau khi làm lễ cô cảm thấy trong lòng khoan khái, khỏe mạnh hoàn toàn. Thế rồi, “qua cơn giông tố trời lại ửng hồng”, cô tiếp tục đến trường đến lớp dạy dỗ học trò. Một điều kỳ lạ là năm nào cô cũng bị bệnh mà uống thuốc đều không khỏi chỉ khi đi làm lễ thì bệnh tật lại tiêu biến hết, ngặt nỗi là lúc bấy giờ việc lễ bái còn bị cấm đoán, đều phải làm giấu diếm.

“Xem ra khí lạ những không hay


Trong giấc mơ đó, bà được Mẫu chỉ cho phải đi lễ tạ cho người con trai, nhưng chưa kịp đi lễ tạ thì vận hạn đã đến khiến con trai bị ngã nước, được bệnh viện xác nhận là không thể cứu được. Đang nằm trên giường bệnh bà như được có người mách bảo bên tai, bà cảm thấy khỏe mạnh, trở dậy làm lễ xin nước và mang nước đến bệnh viện cho con trai uống. Cậu con trai uống nước rồi ngủ đến hôm sau thì tỉnh lại đòi trở về nhà.
Tâm đã định, chí tất thành. Những hạt giống mà bà đã gieo trồng ngày hôm qua, cuối cùng cũng mang đến cho bà những trái ngọt mà ở độ tuổi thất thập bất kì ai cũng đều ước vọng. Bà có một người chồng đặc biệt thấu hiểu, luôn yêu thương và chia sẻ cùng bà. Ông luôn là điểm tựa cho bà, cùng bà gánh vác việc gia đình, dạy dỗ các con, tạo điều kiện tối đa về thời gian vật chất để bà có thể toàn tâm toàn ý cho nghề giáo và phụng sự Thánh. Bốn cặp vợ chồng con trai, con dâu, con gái, con rể đều đã thành danh, là những nhân sĩ, trí thức có những đóng góp nhất định trong lĩnh vực giáo dục, quân đội và kinh doanh. Như bà đã nói đó chính là kết quả của những năm tháng mặn mòi gió sương và nỗ lực cống hiến của vợ chồng bà và các con. Thật hạnh phúc biết bao!
Với sự thành tâm và khát vọng hướng tới cái đẹp cao cả trong tín ngưỡng đã trở thành động lực để bà vượt lên mọi khó khăn để thành công. Tâm thành của người con Mẫu đã là nguồn sức mạnh to lớn để bà vượt qua những trở ngại về khoảng cách địa lý gắn kết đời sống văn hóa tâm linh giữa mọi vùng miền, mọi người, mọi nhà. Bà Lê Thị Bích Thảo chuyển hẳn về sinh sống tại phường 14, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, với tâm nguyện lớn nhất chính là hoằng dương đạo Mẫu tới đông đảo quần chúng nhân dân, để người dân Nam Bộ và cả nước hiểu, nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc. Trên hành trình xây đời dựng đạo, bà nguyện phát tâm trọn đời gìn giữ, bảo tồn và nhân rộng mãi đạo Mẫu. Bà đã trao truyền cho rất nhiều học trò trên khắp mọi miền Tổ quốc về việc thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu.


Hàng năm, bà vẫn từ Nam ra Bắc tham gia diễn xướng hầu đồng vào các dịp lễ lớn như tháng 8 tiệc Cha tháng ba tiệc Mẫu ở các đền phủ: đền Bảo Lộc - Nam Định nơi thờ nhà Trần (trong giá Đức Đại Vương Trần Hưng Đạo, Đức ông Đệ tam Trần Quốc (Tảng) ( đền cửa ông), Đại Hoàng thánh cô…). Phủ Quảng Cung Linh Từ - Phù Nấp, Yên Đồng, Ý Yên, Nam Định bà hầu giá chúa đệ nhất thiên tiên, hầu chầu Đệ Nhị thượng ngàn… tại đền Mẫu Đông Cuông, đền mẫu Sòng…Hay như hầu Quan Đệ Tam tại đền Lảnh Giang, đức thánh Hoàng Mười tại đền Củi Hà Tĩnh, hầu bóng quan Hoàng Bảy tại đền Bảo Hà Lào Cai… Tháng 9/2012 bà tham gia diễn xướng hầu đồng cho hội thảo khoa học quốc tế “Văn hóa thờ nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và châu Á” tại thành phố Nam Định. Tháng 11 bà tham gia diễn xướng hầu đồng tại đền Mẫu trong chương trình liên hoan hát văn do hội di sản văn hóa Thăng Long Hà Nội phối hợp với Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội tổ chức. Tháng 7/2014, bà là nghệ nhân diễn xướng xuất sắc giá chúa Đệ nhất thiên tiên, Đức Thánh Hoàng Mười, giá Cô đôi Cam Thượng tại lễ hội văn hóa thế giới lần thứ 41 tại thành phố Gannat nước cộng hòa Pháp được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tháng 6/2015 bà tham gia giao lưu trình diễn tại Hàn Quốc, tiếp đó vào tháng 9/2017 trình diễn tại Bungari, Hy Lạp, và gần đây nhất là Myanmar.
Một nhà giáo mang tư tưởng đạo Mẫu của bà cũng khác. Từ cách đến với đạo Mẫu, cách cảm hay diễn xướng đạo Mẫu luôn trên tinh thần thể hiện ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc. Coi đó là những giá trị di sản quý báu của dân tộc. Mang trong mình nhiều trọng trách lớn nên mỗi việc làm của bà đều nhất một lòng tòng một đạo hoằng dương đạo Mẫu. Hiện bà đang là phó chủ nhiệm CLB Bảo tồn Văn hóa đạo Mẫu Việt Nam, phó Chủ tịch hội di sản văn hóa Phủ Quảng Cung, Yên Đồng, Ý Yên, Nam Định. Phó Chủ tịch Hội đồng bảo trợ Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng Phật học Việt Nam…Năm 2015, ghi nhận những đóng góp và những cống hiến không ngừng nghỉ, bà vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.
Ở độ tuổi thất thập, trải qua bao lần vào sinh ra tử chúng tôi vẫn nhận thấy rõ tấm lòng bao la, nhiệt thành trong con người bà. Suốt mấy chục năm gắn bó đời mình với văn hóa Đạo Mẫu, chia sẻ chuyện đời chuyện Nghiệp bà cho biết mỗi lần được trình diễn hầu đồng, làm việc thiện, công đức dường như bà thấy tâm hồn mình thật sự thanh thản, hy vọng sẽ lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Nhờ ánh hào quang của Mẫu dẫn đường đưa lối cho con nhà Ngài kiên tâm bền trí vượt lên đời thường để trở thành thanh đồng đạo quan tu dưỡng quên mình dẫn dắt con nhang đệ tử trên con đường thánh thiện và phát dương quang đại đạo Mẫu Việt Nam.