Cả nước đang hướng về Nam. Hàng nghìn các y bác sĩ từ khắp mọi miền đất nước cùng các nguồn lực cần thiệt tiếp tục hòa vào “Đoàn quân Nam tiến” tăng cường cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chống chọi với dịch CoVid 19 với niềm tin chúng ta sẽ chiến thắng. Nhắc tới vùng đất phương Nam “thành đồng của Tổ quốc” lại gợi nhớ tứ thơ mở đầu trong bài “Gửi Nam Bộ mến yêu” của Xuân Diệu viết ngày 19/8/1954, cách nay 67 năm:
Những ngày thu Tháng Tám, hướng về Nam, chúng ta không thể không ngẫm nghĩ, tri ân các bậc tiền nhân về một thuở cha ông bao năm trường, gian lao đi mở cõi để có được đất nước hình chữ S với hơn 3.260km bên bờ biển Đông, trải dài từ Bắc xuống Nam.
Nói đến mở cõi, liền nhớ đến bài thơ "Nhớ Bắc" của Huỳnh Văn Nghệ viết tại ga Sài Gòn năm 1940:
Tượng thờ Chúa tiên Nguyễn Hoàng. Nguồn: Internet
Đó là tâm tưởng của người Việt từ ngàn đời hướng về gốc gác giống nòi “con Lạc, cháu Hồng”. Câu thơ đó tựa hồ một câu ca dao đã thẩm thấu như một lẽ tự nhiên vào huyết quản người dân đất Việt.
Nguyễn Hoàng sinh ngày 28/8/1525, mất ngày 20/7/1613. Ông quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là Gia Miêu Ngoại Trang, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Trong bộ tiểu thuyết lịch sử cổ trung đại “Việt Nam diễn nghĩa” 5 tập do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2020 của người bạn đồng môn PGS TS Cao Văn Liên thì từ trang 204 đến trang 221 của tập IV đã miêu tả Người cậu ruột của Nguyễn Hoàng là Đại thần của nhà Lê Trung Hưng Nguyễn Ư Dĩ lo cho cháu bèn tìm đến gặp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để thỉnh giáo. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khuyên "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (Một dãy núi Hoành Sơn, có thể dung thân muôn đời).
Hiểu được ngầm ý ấy, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái Nguyễn Thị Ngọc Bảo xin anh rể cho mình vào trấn giữ đất Thuận Hóa (từ đèo Ngang trở vào) và được Trịnh Kiểm đồng ý.
Năm Mậu Ngọ (1558), Trịnh Kiểm tâu với vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, toàn quyền xử lý mọi việc, chỉ cần mỗi năm nộp đủ số lượng lương thực do triều đình Nam Triều quy định là được. Quan trấn thủ Thuận Hoá được mang theo gia đình, thân tín, gia tướng, quân bản bộ và các tướng lĩnh do Đoan Quận công Nguyễn Hoàng toàn quyền lựa chọn, bổ nhiệm.
Tác giả bài viết đặt chân tới đất Mũi Cà Mau vào chiều mưa tầm tã.
Bây giờ ngẫm nghĩ lại, có lẽ chỉ một mình Nguyễn Bỉnh Khiêm biết được rằng cuộc Nam Tiến của Nguyễn Hoàng năm 1558 mở đầu cho cuộc Nam tiến lâu dài 200 năm để mở cõi Đại Việt đến Mũi Cà Mau, mảnh đất tận cùng của nước Việt Nam. Nhưng không ai biết được rằng cuộc Nam tiến của Nguyễn Hoàng năm 1558 mở đầu cho những cuộc nội chiến về sau kéo dài cho đến thế kỷ XIX.
Điều rất linh nghiệm trong lời khuyên mà dân gian gọi là “sấm” của Trạng Trình “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” thì Nhà Nguyễn non 4 thế kỷ với 9 đời chúa và 13 đời vua (1802 - 1945), đến đời Vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ), tức là đến chữ “Đại” thì tịch (chấm dứt). Bảo Đại là hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ (phong kiến) trong lịch sử Việt Nam để chuyển sang thời đại Hồ Chí Minh.