Độc đáo chùa cổ Vĩnh Khánh

03/10/2016 08:37

Theo dõi trên

Chùa Vĩnh Khánh (thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) được xây dựng từ thời Lý. Ngôi chùa hiện nay mới được xây dựng và ngôi chùa kể từ khi xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo.

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa

Không giống như những ngôi chùa ở đồng bằng bắc bộ, chùa Vĩnh Khánh có những nét dặc trưng về không gian kiến trúc. Một trong những đặc điểm nổi bật đó là hệ thống tường gạch bao quanh khuôn viên của chùa ngăn cách khu vườn chùa. Tường được xây dựng bằng công sức của các tăng ni trong chùa chiều cao 2 mét – 3 mét, chân tường dày 0,8 mét, trên đỉnh tường được đắp hình tam giác cân. Mía tường được làm từ những mảnh gốm, tận dụng những mảnh chum vại vỡ của làng gốm Hương Canh. Lớp mái tường có tác dụng che mưa và chống sói mòn. Trải qua thời gian dài dãi nắng dầm mưa, tường và mái tường đã ngả màu nâu xám, nhưng vẫn bền vững, rêu xanh, dày tạo nên vẻ đẹp cổ kính và hoang sơ cho ngôi chùa.



 
Toàn cảnh chùa Vĩnh Khánh.
 
Các bức tường này ngoài vẻ đẹp rêu phong cổ kính, chúng còn có chức năng bảo vệ khỏi sự xâm hại từ bên ngoài cho các công trình kiến trúc bên trong chùa. Bên cạnh đó, vào mùa đông những bức tường này còn có tác dụng chắn gió mùa đông – bắc giá lạnh, mùa hè tạo không khí thoáng mát.

Tổ hợp kiến trúc chùa Vĩnh Khánh được xây dưng qua nhiều thế kỷ, với quy mô và mật độ khà đồ sộ tạo nên nét đẹp đặc sắc riêng không giống với các ngôi chùa truyền thống. Chùa không được xây dựng theo chuẩn mực đăng đối theo tục thần đạo. không có tam quan mà chỉ là các cổng ra vào được bố trí ở bên phải khu nội tự và hệ thống tường đất. Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về sự phát triển và đặc trưng riêng của kiến trúc phật giáo Việt Nam trong ngôi nhà chung có kiến trúc truyền thống.

Đồng thời, còn phản ánh trình độ phát triển của xã hội đương thời. Với nền kinh tế tiểu nông, tự cung, tự cấp, lạc hậu và manh mún, các làng xã không thể có nguồn lực dồi dào để xây dựng một tổ hợp kiến trúc khang trang và đồ sộ trong một khoảng thời gian ngắn, vì vậy phải mất nhiều năm tích lũy mới có thể xây dựng được một tổ hợp kiến trúc đồ sộ như vậy.



 
Tháp Bình Sơn - giá trị độc đáo của văn hóa Phật giáo.
 
Kiến trúc chùa Vĩnh Khánh nói riêng và kiến trúc truyền thống nói chung đã phản ánh ở mức độ nhất định nhân sinh quan và thế giới quan của người Việt trong xây dựng kiến trúc dân gian, mang những đặc trưng riêng không giống với bất kỳ quốc gia nào. Với quy mô kiến trúc chùa Việt dù bé nhỏ hơn nhiều so với các dân tộc cùng thời, nhưng tất cả có chung một sắc thái hòa hợp giữa nét thanh tao và dáng vẻ vững mạnh , phù hợp với hồn dân tộc và tinh thần Việt đã được hun đúc từ ngàn năm. Cách tổ chức không gian của các công trình kiến trúc thể hiện tinh thần dân tộc, phù hợp với đặc thù khí hậu, cách ứng sử với thiên nhiên và con người trong sinh hoạt đời thường và sinh hoạt tâm linh. Tính dân tộc trong kiến trúc ở đây được hình thành bởi sự hài hòa nhất thể của ba yếu tố cơ bản là thiên nhiên, con người và xã hội. Nhờ đó ông cha ta đã dựng nên các công trình phù hợp với tỷ lệ tầm thước với con người Việt, gắn bó hòa hợp với thiên nhiên và thể hiện rõ các bản sắc văn hóa Việt.

Giá trị văn hóa – tâm linh

Chùa Vĩnh Khánh không chỉ là một không gian thiêng trung tâm thực hành tín ngưỡng của nhân dân Tam Sơn và các vùng lân cận mà còn là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích phục vụ cho đời sống tâm linh và phát triển kinh tế xã hội của nhân dân địa phương là cần thiết và có ý nghĩa. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản là một cặp phạm trù trong quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Muốn phát huy thì phải bảo tồn khi được khai thác và phát huy giá trị hiệu quả . Việc phát huy giá trị của di sản còn mang lại một lợi nhuận vô giá về mặt tinh thần, bởi thông qua việc hiểu biết về di sản văn hóa sẽ có tác động trực tiếp tới phương diện giáo dục, vun đắp tình cảm và hình thành nhân cách cho mỗi cá nhân và cộng đồng.

Để thực hiên công việc này, cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và khoa học về nhiều mặt như: công tác quản lý, khai thác, trùng tu, tôn tạo, trùng tu di tích, giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức. Vì vậy cần xây dựng kế hoạch bài bản và khoa học về những mặt công tác trên theo chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà Nước về bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, về tôn giáo tín ngưỡng. Đồng thời tăng cường công tác xã hội hóa nhằm tập trung mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

(Theo Làng Việt)

Tuệ Minh
Bạn đang đọc bài viết "Độc đáo chùa cổ Vĩnh Khánh" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.