
Hòa mình với phong cảnh núi non hùng vĩ, những cánh đồng hoa tam giác mạch đan xen giữa những cao nguyên đá kỳ vĩ; những con đường uốn lượn theo các sườn núi. Nhìn từ trên cao của đỉnh Mã Pì Lèng, phía xa là dòng sông Nho Quế uấn lượn (một phần địa danh du lịch nối tiếng của Mèo Vạc và Đồng Văn), nơi đây thu hút rất đông du khách từ bắc chí nam, và cả du khách nước ngoài, thường tập trung đông nhất vào dịp cuối tuần. Khác với điều kiện địa hình hiểm trở nơi đây, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi nhận được tình cảm giản dị nhưng ấm nồng của người dân nơi đây. Sống hòa thuận với núi rừng, đồng bào Lô Lô đen là một trong những dân tộc có dân số ít nhất của. Theo thống kê hiện nay, dân số đồng bào Lô Lô có khoảng trên 3.500 người, họ sống xen kẽ lâu đời với các đồng bào dân tộc khác như đồng bào dân tộc Mông, Tày, Kinh… nhưng đến nay người Lô Lô đen vẫn giữ được những giá trị truyền thống của mình, đặc biệt là những phong tục tập quán trong cưới hỏi, tang ma, lễ hội và thêu dệt.
Nét đặc sắc về phong tục cưới hỏi
Về tang ma: Theo tập tục, người Lô Lô đen mất họ sẽ thực hiện việc chôn cất một lần, không thực hiện cải táng. Khi trong bản có người qua đời, cả dòng họ, các bản cử người đến làm giúp, đưa tang. Người đứng đầu (già làng, trưởng bản) chịu trách chính trong việc tổ chức tang lễ. Đối với đồng bào Lô Lô đen, trong ngày tang lễ, tất cả đều ăn mặc trang phục truyền thống. Đêm trước của ngày đưa tang thường diễn ra các hoạt động nhảy múa, đây được coi như một phần trò diễn để tiễn biệt người thân qua thế giới bên kia, cũng là để giảm bớt sự đau buồn, mất mát của gia đình. Hiện nay, thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, người Lô Lô đen đã giản hạn chế việc ăn uống, chỉ tổ chức ăn uống 01 ngày, thực hiện hình thức đóng góp, mỗi một người đến làm giúp ăn tại đám tang sẽ đóng góp một phần thực phẩm gồm có rượu, gạo và thịt. Nghười Lô Lô đen cũng có những quan niệm về kiêng kị, khi bố mẹ qua đời, phải ít nhất 1 năm con cái mới được xây dựng gia đình. Người Lô Lô đen cúng tổ tiên, ông bà vào các dịp như rằm tháng 7, tết năm mới.
Về lễ hội: Cũng như nhiều địa phương khác, người Lô Lô đen ở Mèo Vạc có nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội nhảy cây; lễ hội hái ngô được tổ chức vào dịp tết cổ truyền nhưng nổi bật nhất là lễ hội Cầu mưa. Tại lễ hội, tất cả dân đều tham gia, đóng góp công sức, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các nghi lễ cúng… tất cả hòa chung trong một không khí vui tươi, phấn khởi. Trong xu thế mở cửa, giao lưu hội nhập, hiện nay lễ hội của đồng bào Lô Lô đen không chỉ còn giới hạn trong bản, mà thu hút rất nhiều người ở các dân tộc khác, cũng như các du khách đến du lịch cùng tham gia. Trong lễ hội, bên cạnh việc thực hiện các nghi lễ cúng tế, người Lô Lô đen tổ chức nhiều hoạt động văn hóa vui tươi, sinh động và mang đậm bản sắc dân tộc.
Gìn giữ, phát huy nghề thêu dệt thổ cẩm truyền thống
Rất dễ nhận thấy trang phục áo, váy, khăn, mũ, túi… truyền thống người Lô Lô đen được cắt, thêu cẩn thận với nhiều mảnh ghép màu sắc khác nhau. Áo là loại áo ngắn, cổ đứng (thanh niên), cổ tròn (người phụ nữ có tuổi), tay áo dài, gấu áo vừa chạm cạp quần; quần dài có ba lớp nhiều màu sắc khác nhau, chân kạp chạm đất. Thân trước và thân sau của áo, quần trang trí các mảng màu hình tam giác, ghép lại với nhau thành các khối hình vuông. Trong một ô trang trí hình vuông như vậy, thường là ghép từ 15 đến 20 miếng vải màu hình tam giác. Vạt trước của áo có hai đường trang trí lớn dọc theo nẹp áo và đường ngang sát gấu áo.
Tay áo gồm 4 đoạn dài may nối lại với nhau và trên các đoạn nối này đều có đáp những khoanh vải màu là những đường kẻ song song, xen giữa những ô vải ghép giống như những trang trí trên thân áo. Quần được trang trí nhiều mảng hoa văn chạy vòng quanh trục ống quần hoặc gần gấu. Hoa văn trang trí trên các mảnh vải ghép với nhiều họa tiết khác nhau như hình hoa lá, hình ngọn lửa, hình con rồng (mang tính tượng trưng). Dây lưng được trang điểm bởi rất nhiều những tua sợi nhiều màu (có 7 màu cơ bản: xanh, cam, tím, hồng, nâu, ghi, trắng). Khăn đồng bào Lô Lo đen chủ yếu là dạng vuông đội đầu, hoặc khăn dài, hai đầu khăn thêu chỉ màu, xung quanh viền đính cườm hoặn có tua màu sắc sặc sỡ như màu đỏ, cam, vàng, trắng, xanh. Khi đội, người Lô Lô đen gấp đôi hay ba theo chiều dài khăn, rồi quấn quanh đầu, để lộ hoa văn và hạt cườm ra phía ngoài.
Để bộ trang phục đẹp mắt hơn, phụ nữ Lô Lô đen dùng thắt lưng, khi thắt để thõng 2 đầu ra phía trước, tạo vẻ duyên dáng. Khi mặc trang phục, người Lô Lô đen thường kết hợp với đồ trang sức bằng bạc hoặc nhôm, hạt cườm. Trong một không gian núi rừng tây Bắc hùng vĩ, với những cao nguyên đá, cánh đồng hoa tam giác mạch, sự tinh tế trong cách phối màu rực rỡ đã tạo nên một tổng thể trang phục hòa nhã, càng tô thêm vẻ đẹp vốn có của người phụ nữ Lô Lô đen.