Nhằm thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ VHTTDL, đặc biệt hướng tới triển khai chuyển đổi số trong các hoạt động thông tin và truyền thông của ngành, ngày 15/12 tại Hà Nội, Trung tâm CNTT đã tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động thông tin , truyền thông năm 2022.
Tham dự lớp học là cán bộ lãnh đạo các đơn vị, chuyên viên được phân công theo dõi hoạt động thông tin tuyên truyền và truyền thông tại các cơ quan đơn vị thuộc Bộ, giảng viên của lớp học là các chuyên gia, phóng viên về truyền thông, mạng xã hội.
Chương trình bồi dưỡng ứng dụng chuyển đổi số bao gồm 3 chuyền đề: Chuyển đổi số trong công tác thông tin truyền thông,quảng bá ngành VHTTDL; Cách sử dụng mạng xã hội hiệu quả để truyền tải thông tin của các cơ quan, đơn vị; Hướng dẫn xử lý khủng hoảng truyền thông trên mạng xã hội.
Phát biểu tại buổi khai mạc lớp học, bà Vũ Ngọc Trinh, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Thông tin nhấn mạnh: " Quá trình chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay với xu hướng hình thành kinh tế số, xã hội số, công dân số bằng sự nở rộ của các ứng dụng công nghệ, sức mạnh lan tỏa thông tin truyền tải phong phú qua Zalo, Youtube, Facebook, Tiktok, …Với lợi thế Ngành hiện quản lý nguồn tài nguyên như Di sản, Thư viện, Bảo tàng, NTBD, Du lịch,Thể thao….chúng ta đang từng bước ứng dụng những lợi thế của CNTT để biến nguồn tài nguyên văn hóa thành " Dữ liệu số" nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội.
Bởi vậy việc thực hiện nên sản phẩm số, việc quảng bá truyền thông chúng ra sao để đến được với hầu hết nhân dân không chỉ trong và ngoài nước, với bạn bè quốc tế là nhiệm vụ quan trọng của mỗi chúng ta.
Hàng năm, TTCNTT thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về CNTT: Vận hành phần mềm quản lý, hệ thống an toàn an ninh mạng, truyền thông, báo chí.... Năm nay là năm Chính phủ và Bộ Thông tin truyền thông đẩy mạnh triển khai hoạt động Chuyển đổi số, bởi vậy TTCNTT lựa chọn nội dung đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động thông tin, truyền thông."
Chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số, diễn giả Nguyễn Ngọc Tùng gợi ý một số chiến thuật phát triển trên MXH, theo đó, mảng văn hóa nên tương tác như người thường: (tương tác với khán giả, tương tác với các đơn vị khác, định hướng là 1 KOL (người có ảnh hưởng) trong ngành); Làm bạn với người ảnh hưởng (khai thác lượng người theo dõi, cung cấp lợi ích "văn hóa –tri thức", mới tham gia giao lưu tại các sự kiện); Giải trí hóa kiến thức(hệ thống hóa kiến thức theo cách bình dân và vui vẻ, chia nhỏ lượng kiến thức, ưu tiên video) và tận dụng nội dung từ khán giả.
Về mảng thể thao nên xây dựng cộng đồng (hệ thống hóa các kiến thức bộ môn và phương pháp luyện tập, kết hợp các đơn vị kinh doanh thể thao, tập trung vào Facebook group, dùng Tiktok và Youtobe để dẫn về); Phát triền người ảnh hưởng (tìm kiếm KOLs MXH có sức ảnh hưởng lớn ở các mảng khác nhau có sở thích với bộ môn, lên kế hoạch xây dựng tài năng với các trường học, CLB và Nhà văn hóa địa phương); Tường thuật các sự kiện thi đấu (phối hợp với các trường học, CLB, Nhà văn hóa địa phương, giao lưu Fan và vận động viên, mời KOLs có sở thích liên quan đến bộ môn. Về mảng du lịch, diễn giả Nguyễn Ngọc Tùng đưa ra lời khuyên nên phối hợp với các nền tảng truyền thông lớn, hợp tác với kênh du lịch uy tín, tổng hợp, chọn lọc và chế biến các thông tin từ tất cả các kênh du lịch của địa phương trên mạng xã hội.
"Chia sẻ nội dung gì trên MXH và làm sao để nội dung đưa lên đủ hấp dẫn" là chuyên đề mà nhà báo Ngô Thị Đào gửi tới các học viên. Chị cho rằng: "Là Bộ quản lý đa ngành VHTTDL và Gia đình, trong đó các lĩnh vực đều có tác động sâu rộng tới đời sống mỗi người dân, mỗi gia đình với nhiều nội dung hấp dẫn- tức dồi dào chất liệu, tư liệu hay để chia sẻ lên không gian mạng từ tài khoản cá nhân. Ví dụ: một chường trình nghệ thuật hay, một bài hát đi cùng năm tháng, một nghệ sĩ luôn sáng tạo, nhiệt huyết, có khả năng truyền cảm hứng hay một trận thi đấu bóng đá, một hành động đẹp trong thể tháo, một bức ảnh đẹp thú vị về một điểm đến hoặc một chia sẻ ấm áp về gia đình tam, tứ đại đồng đường…đều là những nội dung phong phú, đa dạng và thu hút lượng tương tác trên nền tảng MXH Facebook. Tất nhiên, nội dung mà chúng ta chia sẻ lên MXH không phải là nội dung bảo mật, bị cấm, không vi phạm pháp luật, không bêu xấu đồng nghiệp cơ quan, không đưa những thông tin bất lợi cho cơ quan, tổ chức…và cơ quan chủ quản cho phép đăng tải thông tin đó"
Bên cạnh các kiến thức chung, các diễn giả cùng học viên đã chia sẻ những cơ hội và thách thức của ngành VHTTDL trong thực hiện chuyển đổi số, đồng thời gợi mở các phương án phù hợp với thực tiễn và mục tiêu phát triển của đơn vị và Bộ trong thời gian tới .