
Chùa Bái Đính trong sương - Ảnh: An Hải
Hiện nay, chùa Bái Đính cổ giữ được nét tôn nghiêm, vẫn còn rất hoang sơ, nguyên do chính quyền nơi đây rất quý truyền thống, quan tâm đến việc trùng tu tôn tạo chùa.
Trước những thực trạng nêu trên, khi trùng tu, tôn tạo, thì thiết kế tổng quan cần theo từng bước sau, để khai thác cũng như tạo điều kiện khám phá tính lịch sử nguyên thủy của dân tộc Việt có hệ thống, nghiên cứu địa linh nhân kiệt: Xây 05 bậc từ mép nước bờ sông Hoàng Long đi vòng lên chiếu nghỉ có 04 cột trụ cao (gọi là tứ tung ngũ hoành), xây tiếp 18 bậc, rồi xây tiếp một ngôi nhà có 4 cột trụ, không có cửa gọi là bến rước nước. Qua bến rước nước, đặt tượng tứ linh, long, ly, quy, tượng long mã (đầu rồng mình ngựa)...
Đường lên chùa Bái Đính cổ: Có miếu thờ Sơn Thần, Thủy Thần để rải nước; bằng tiền tài như nước... Trên đường dân sinh đó dọc hai bên đường ngươi dân địa phương sẽ bán các loại nông sản, thực phẩm như thịt dê núi, rêu đá (thực phẩm chức năng bổ dưỡng),...



Ảnh: An Hải
Có tư duy văn hóa du lịch, muốn thực hiện điểm đến an toàn phải có nơi lưu trú ở trong nhà dân cho khách hành hương, trạm y tế (chăm sóc sức khỏe cho người dân và du khách đến tham quan di tích lịch sử), nhà vệ sinh...
Sau khi chùa Bái Đính cổ đã được bổ sung hài hòa với Biệt Điện Long Vương thì càng nâng giá trị công trình du lịch, khi đi vào hoạt động, nơi đây sẽ tạo nên một cảnh quan “sơn thủy hữu tình” đẹp nhất khu vực Đông Nam Á hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước. Đúng với tinh thần đổi mới nông thôn thật sự thuyết phục về văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế. Uy tín địa phương được đề cao.
Vậy nên, mong được các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Bình quan tâm tôn tạo, tu bổ để gìn giữ di sản lịch sử quý giá của địa phương.