Vào những năm 1930 - 1931, đảng viên Cao Tiến Khôi đã bí mật cắm cờ Đảng trên cây đa, kêu gọi đồng bào tham gia phong trào cách mạng Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Cây đa cổ thụ có niên đại gần 100 năm. Ảnh: Thúy Hằng.
Theo các cụ cao niên trong làng, vào thế kỷ XVIII, làng Phúc Hậu xây dựng một ngôi đình làng kề cạnh cây đa để hội họp. Cây đa cũng là nơi dạy học của trường Huỳnh Thúc Kháng trong những năm chiến tranh ác liệt.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cây đa gắn với đình Phúc Hậu là địa điểm họp của lãnh đạo liên khu 4. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cây đa là nơi tiễn đưa hàng ngàn thanh niên lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc. Năm 2012, đình Phúc Hậu từng được UBND tỉnh công nhận xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Cây đa là nơi ghi lại nhiều dấu ấn thăng trầm của một vùng quê. Ảnh: Thúy Hằng.
Qua nhiều năm, cán bộ và nhân dân làng Trung Hậu đã chăm sóc, tu bổ cho cây được xanh tốt. Cũng để giữ gìn nét văn hóa của địa phương, lễ hội Đền Quả Sơn được tổ chức bái tạ ngay tại đình làng Phúc Hậu, trở thành một nét văn hóa đặc sắc./.