Tố Hữu: Cuộc đời cách mạng, cuộc đời thơ
Tố Hữu về Hoằng Hóa, đạp xe đạp trên đường làng thăm bà con, anh em. Tố Hữu đã gửi tiền xây nhà văn hóa thôn Hạnh Cù, gửi tiền tu bổ nhà thờ Thám Hóa Đỗ Huy Kỳ. Ở Thanh Hóa Tố Hữu có nhiều bạn bè: Lê Tất Đắc, Trịnh Ngọc Điệt, Nguyễn Văn Hồ...
100 năm Nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang
Trong đại gia đình sân khấu và nghệ thuật truyền thống dân tộc, có lẽ nhà nghiên cứu, soạn giả Mịch Quang là người cao niên nhất còn trụ lại với đời và hôm nay, ở tuổi 100, ông đang hiện diện như một biểu tượng về sự trường tồn của nghệ thuật dân tộc.
Nước Nga trong trái tim tôi...
Năm 2017, kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2017). Sau sự kiện “Mười ngày rung chuyển thế giới” (J. Rit) là sự ra đời của Liên Xô- nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Từ năm 1991 không còn tên gọi Liên xô. Nhưng nước Nga thì vẫn tồn tại bất diệt trong tâm thức những người yêu chuộng công lý, hòa bình và hữu nghị trên trên toàn thế giới.
Ngẫu luận bolero
Từ TP Hồ Chí Minh, ca sĩ Ánh Tuyết vừa gửi đến VHVN một bài viết với tên gọi trên đây. Đây là một bài viết tâm huyết, gợi lên nhiều điều đáng suy nghĩ về dòng nhạc đang chiếm thế thượng phong trong đời sống âm nhạc nước ta hiện nay của một ca sĩ được coi là có thể hát hay tất cả mọi dòng nhạc.
Nguyễn Duy Như - Người tiếp nối mạch sử ca
Đầu tháng 10 vừa qua, đến thăm PGSTS Nguyễn Minh Tường, được anh tặng nhiều cuốn sách quý do anh viết. Đó là các cuốn sách “Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam (từ năm 939 đến 1884)”, “Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam”, "Cao Bá Quát – danh sĩ đất Thăng Long – Hà Nội”, “Nguyễn Trãi,anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”. Bên cạnh những công trình đồ sộ của mình, nhà sử học có sức làm việc phi thường này còn tặng tôi một cuốn sách nhỏ mà tác giả là thân sinh anh, cụ Nguyễn Duy Như. Đó là cuốn sách in hai diễn ca lịch sử “Chống Nguyên Mông” và “Ngoại giao Tây Sơn”.
Lần theo dấu chân Nguyễn Tuân
Chưa dám chắc Nguyễn Tuân là người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Phần Lan, song tôi tin rằng ông là nhà văn Việt Nam đầu tiên có mặt ở xứ sở Ông Già Tuyết vào những ngày đêm trắng và viết về Helsinki cũng như ẩm thực của nước này.
Nhớ Hoàng Việt Bản giao hưởng dang dở
Thế là đã hơn nửa thế kỷ ngày nhạc sĩ Hoàng Việt vĩnh biệt chúng ta, ngày 31 tháng 12 năm 1967. Ngày ấy, ngay trên bờ kênh Ả Rặt, làng Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, Tiền Giang, trong buổi sáng cuối cùng năm 1967, khi người nhạc sĩ vĩ đại của đất Nam Bộ vừa đặt chân về quê mẹ sau bao năm xa cách thì bất ngờ bị máy bay Mỹ tập kích.
Nghệ nhân ưu tú Vũ Linh Tâm: Truyền đời nghề hát bội
Danh ở hát bội, tủi cực cũng cùng hát bội, gắn bó từ thời trẻ đến gần tuổi lục tuần, Vũ Linh Tâm vẫn lặng lẽ, âm thầm từng ngày, từng ngày lưu giữ “báu vật” của Tổ nghiệp, có lúc tưởng chừng đã bị lãng quên.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước thăm người chiến sỹ mà ông yêu quý
Sáng, Hà Nội mưa, lạnh. Gió mùa đang cuồn cuộn đổ về. Ấy vậy nhưng 11h, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn có mặt ở Bệnh viện Bạch Mai để thăm người chiến sĩ mà ông yêu quý Nguyễn Trọng Tạo đang cấp cứu ở khoa Tim mạch.
Nhạc sĩ Trương Minh Phương - Một nhân cách làm nghề mà tôi biết*
Ngồi ghi lại những dòng này khi anh đã đi xa, dù có muộn nhưng với trách nhiệm của người nghệ sĩ cầm bút, xin khắc họa đôi nét về nhân cách của nhạc sĩ Minh Phương, tôi tin rằng sẽ không bao giờ là thừa, không bao giờ là muộn với những thế hệ nhạc sĩ sáng tác hôm nay...
Người “ru lại câu hò” Đồng Tháp
Hò Đồng Tháp là một trong những điệu hò nổi tiếng ở Nam bộ từ trăm năm trước. Trải qua năm tháng, hò Đồng Tháp lùi dần vào ký ức, đến nỗi nhiều người dân đất Sen Hồng còn không tin có điệu hò ấy trên xứ sở mình. Vậy mà nhạc sĩ Cao Văn Lý, nguyên giảng viên Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, ở tuổi xế chiều vẫn miệt mài sưu tầm, ký âm và truyền dạy hò Đồng Tháp. Điệu hò được “ru lại” và một di sản của Đồng Tháp đã hồi sinh.
Đôi mắt Ví Dặm
Trân trọng giới thiệu bài thơ "Đôi mắt Ví Dặm" của Nguyễn Thu Thảo.
Đồng điệu những tâm hồn nghệ sĩ!
Chiều đông giá lạnh mưa bay bay đượm buồn nặng trĩu trên những con phố, những tâm hồn nghệ sĩ Thủ đô mến mộ cố nhà báo lão thành Đỗ Phượng không hẹn mà gặp nhau tại một quán nhỏ bên bờ Sông Hồng lãng mạn nên thơ.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo, cây đại thụ âm nhạc dân tộc
Bước vào năm 2018, nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo tròn tuổi Bách niên. Ông là nhạc sư sống thọ nhất trong làng âm nhạc Việt Nam và hiện vẫn đang tiếp tục truyền bá âm nhạc dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đó là một hiện tượng đặc biệt vô cùng quý giá.