Lễ dâng trâu tế thần của tộc người Cơ Ho, Bình Thuận
Cứ 17 năm, người Cơ Ho, xã Đông Giang huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) lại tổ chức lễ dâng trâu tế thần một lần, để tạ ơn thần mặt trời, thần lúa mẹ, tổ tiên…
Nhà của người Phù Lá, Yên Bái
Người Phù Lá ở Yên Bái thường sống ở trên triền núi cao, mỗi làng ước tính khoảng chục gia đình ở rải rác, cách xa nương rẫy. Nhà ở của người Phù Lá có hai loại là nhà đất và nhà sàn.
Chiều thu yên ả nơi bản làng Tây Bắc
Chiều thu bản làng Tây Bắc như khoáng đạt, cởi mở hơn đón bước chân du khách. Nếu như vào mùa xuân, sương mù che phủ khắp vùng, phủ kín đường đi, len vào cửa xe che mờ cả mắt kính thì mùa này tất cả cỏ cây, núi đồi tựa như đang thu mình lại nhường chỗ cho heo may.
Các nghi lễ ma chay của người Nùng, Bắc Kạn
Để báo hiếu cho người đã chết con cháu người Nùng (Bắc Kạn) phải làm đầy đủ nghi lễ không được để sót bất cứ bước nào.
Kiểu tìm hiểu nhau độc đáo của dân tộc Chứt
Phong tục cưới xin của người Chứt có nhiều nét khá độc đáo, trong đó trai gái người Chứt có cách tìm hiểu nhau thuộc loại “độc nhất vô nhị”.
Hoa văn trên thổ cẩm Mạ
Chỉ với một bộ khung dệt tự chế 12 thanh làm từ gỗ và lồ ô rất đơn sơ, gọn nhẹ nhưng người Mạ đã tạo nên những tấm thổ cẩm với những đường nét, họa tiết hoa văn rất sinh động.
Những hòn “vọng phu” nơi biên giới chờ chồng
Đã hơn mười năm trôi qua trong những chuỗi ngày lạc lầm và tủi cực ấy, những đứa trẻ giờ đã lớn, nhưng ánh mát đau đáu của những người vợ chờ chồng, người mẹ chờ con vẫn thon thót nơi đầu núi, mỗi khi tiếng của loài chim K’tia mỏ đỏ thảng thốt báo về. Nhiều ngôi làng nơi xã biên giới Ia O (huyện Ia Grai, Gia Lai) có những hòn vọng phu trông chồng, trông con trở về sau những ngày tháng vượt biên tìm “miền đất hứa”.
Độc đáo trò chơi “Đánh yến” của người Mông, Hà Giang
Không biết từ bao giờ, đánh yến đã trở thành một trò chơi được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Mông ở Quản Bạ (Hà Giang). Quanh năm bận việc nương, rẫy, vào mỗi dịp lễ hội bà con khắp các thôn bản lại chuẩn bị cho mình bàn đánh và con yến.
Lễ cắt tóc và lễ xỏ tai cho trẻ nhỏ của người M’nông, Đắk Nông
Lễ cắt tóc và xỏ tai cho trẻ sơ sinh của người M’nông là một phong tục đẹp. Nó đề cao vai trò trách nhiệm của cha mẹ đối với tương lai con cái mình.
Độc đáo tục kết nghĩa của người Jrai
Mỗi tộc người trên dải đất Việt Nam đều có những phong tục tập quán riêng vô cùng độc đáo. Mới đây, trong một chuyến về miền cao nguyên thượng ngàn, tôi có dịp được tam dự nhiều lễ hội của người Jrai mà ở đó cuộc sống và tình người cứ đọng lại mãi không nguôi khi lễ kết nghĩa anh em của người Jrai đã diễn ra trong sự đầm ấm và cả niềm tin tưởng lẫn nhau giữa cuộc sống bộn bề gian khó này.
Con bản sống mòn giữa rừng hoang
Mấy chục năm nay, một con bản xập xệ nơi đầu con suối Pâr Ay, xã Hồng Thủy (A Lưới, TT –Huế) sống co cụm giữa rừng hoang tự cung – cấp, không có tên gọi, không có già bản, không điện- đường- trường- trạm...
Hấp dẫn món thịt chua của người Dao Tiền, Tuyên Quang
Thịt lợn muối chua không chỉ là món ăn truyền thống của người Dao Tiền trong những dịp lễ tết mà còn là đặc sản tiếp đón tất cả những người khách lần đầu tiên đến với các gia đình của họ. Món ăn có vị chua đặc trưng, mềm mà không dai, phảng phất mùi thơm của lá cơm đỏ, trầu không, cơm nếp.
Lễ mừng lúa trổ bông của người Cơ Ho, Lâm Đồng
Lễ mừng lúa trổ bông của người Cơ Ho (Lâm Đồng) là một trong những nghi lễ quan trọng nhất nhằm cúng tạ ơn Yàng sau những mùa thu hoạch, mừng vui của cả buôn làng…
Nhà sàn – Kiến trúc độc đáo của người Cơ Ho, Lâm Đồng
Ngày nay những mô hình nhà sàn cao đã có nhiều chuyển biến sang nhà sàn thấp, đến nhà trệt và mái làm bằng tôn rất là phổ biến trong buôn làng của người Cơ Ho (Lâm Đồng).