Thăm những ngôi chùa độc, lạ ở An Giang
Dù không phải là những công trình đồ sộ, hoành tráng, nguy nga nhưng những ngôi chùa ở An Giang có những nét rất riêng, thu hút đông đảo khách thập phương tìm đến. Nếu cảm thấy “quá tải” sau những ngày chơi Tết, việc viếng chùa, lễ Phật dịp tháng giêng có thể giúp con người tĩnh tâm, lấy lại trạng thái cân bằng để bắt tay vào công việc.
Hương vị Tết phương Nam
Người và cảnh vật phương Nam vốn mộc mạc, bình dị, nhưng ẩn sâu trong đó là sự độc đáo và cuốn hút lạ kỳ. Nếu vào miền Nam, nhất là các tỉnh Tây Nam Bộ dịp Tết, bạn sẽ luôn tìm thấy những thắng cảnh đẹp nao lòng và những nét văn hóa rất đặc trưng…
Chòng chành một khúc sông
Hình ảnh chiếc ghe hủ tiếu bà Đen như là một ký ức, một điều cuối cùng còn sót lại của hồn quê xưa.
Sức sống trong những ngôi nhà cổ
Thế hệ tiền nhân đã dày công tạo nên những căn nhà vững chãi để lại cho con cháu đời sau. Trên địa bàn tỉnh có nhiều ngôi nhà gần 100 năm hoặc đi qua hơn thế kỷ, là một di sản quí báu, có nhiều giá trị thông tin. Nhà cổ cũng là môi trường dung dưỡng cho bao thế hệ trưởng thành của một gia tộc, góp phần tạo nên nét đẹp truyền thống gia đình Việt.
Thênh thênh đường về Đất Mũi
Nghe nói Cà Mau xa lắm, ở cuối cùng bản đồ Việt Nam… Chỉ một câu ca được cất lên trong bài “Áo mới Cà Mau”, để người ta hiểu thêm về vùng đất mũi này, vốn cách sông cách đò, mà nếu lòng người không thương nhau thì không thể tới được. Nhưng giờ từ Sài Gòn có thể chạy xe một mạch tới điểm cuối cùng của Tổ Quốc: Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau...
Hồ Biểu Chánh và bức tranh trang phục người Việt ở Nam Bộ
“Ăn mặc là tổng hòa của quan hệ giữa con người với tự nhiên, của các quan hệ xã hội. Với thời đại tiền công nghiệp, một nhà văn hóa đã nói: Hãy cho tôi biết anh ta ăn gì và mặc gì, tôi sẽ nói anh ta là ai!” (1).
Gặp “nài” bò nổi tiếng vùng Bảy Núi
Về Bảy Núi, hỏi ông Chau Pi hầu như ai cũng biết, bởi ông là tay “nài” bò nổi tiếng nhất vùng, với nhiều kinh nghiệm cùng nhiều giải thưởng lớn, nhỏ từ các giải đua bò. Để đạt đẳng cấp như "cua-rơ" đua bò không chỉ cực kỳ hiếm, mà còn đòi hỏi bản thân tay “nài” phải có bản lĩnh, khả năng điều khiển và niềm đam mê cùng sự mạo hiểm…
Độc đáo bonsai dừa của chàng trai Bến Tre
Giá dừa khô những tháng cuối năm xuống thấp, có những vùng chỉ còn 1.500 đồng/trái. Nhiều nhà vườn ở Bến Tre không bán, mà để chúng tự rụng rồi mọc mầm khắp vườn.
Ký giả Khuông Việt với văn hóa dân tộc
Khuông Việt tên thật là Lý Vĩnh Khuông (1912-1978), quê ở Bãi Xàu, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Thuở nhỏ, Lý Vĩnh Khuông sống tại quê nhà, sau lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký. Năm 1930, ông đậu bằng Thành chung được bố trí làm nhân viên thư viện của Phủ Thống đốc Nam Kỳ. Có thời gian ông chuyển ra làm việc ở Côn Đảo rồi lại đổi về làm việc tại Thư viện Quốc gia ở đường Lagradière (nay là Thư Viện Khoa học Xã hội, đường Lý Tự Trọng - TP.HCM).
Đêm nhạc nghĩa tình “quê hương và những tấm lòng”
Với tấm lòng của những người con miền Tây sông nước mộc mạc, nghĩa tình, Ban liên lạc Hội đồng hương Bạc Liêu – Cà Mau, cùng mạnh thường quân, nhà hảo tâm quyết định tổ chức đêm nhạc “quê hương và những tấm lòng” gây quỹ từ thiện hướng về đồng bào nghèo khó trước dịp tết nguyên đán cận kề.
Miền Tây du ký: Xông pha tới miền sông nước (kỳ 1)
Miền Tây sông nước, bời bời nắng, bời bời gió, miên man tiếng bìm bịp kêu chiều. Thuở còn trai trẻ, tôi cũng đã có mấy lần “xông pha” đi khảo sát, băm bổ vượt qua những sông Tiền sông Hậu mênh mông mà lặn lội vào đến tận Hà Tiên, vùng đất biên viễn Tây Nam xa xôi của Tổ Quốc .
Nơi ấy có lộc vừng
Một ngày cuối năm trời se lạnh, tôi tìm về nơi có cây lộc vừng 300 tuổi ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), với mong muốn góp nhặt vài thông tin, cho câu chuyện ngày tết thêm đậm đà...
11 năm quyết bảo tồn đàn vạc
Hơn 11 năm qua, dù cho đàn vạc trú ngụ, làm tổ khiến vườn nhãn gần 2ha không còn chút hoa lợi nào, nhưng ông Lê Văn Chìa (72 tuổi, ở ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ- Trà Ôn) vẫn quyết tâm bảo vệ, ngày đêm vất vả canh chừng người săn bắt.
Chơi ngông dát vàng lên cây đang sống: "Không ai làm thế"
Ông Phú - người dát vàng bể cảnh Đại thế vân tùng từng nghĩ sẽ dát vàng lên cây đang sống nhưng lại không dám vì có thể sẽ "phá" cây.