Sau Khi cuộc kháng chiến chống quân nhà Minh xâm lược của vua tôi nhà Hồ bị thất bại, Trần Ngỗi muốn khôi phục vương triều nhà Trần và đã lên làm vua, hiệu là Giản Định Đế, đặt niên hiệu là Hưng Khánh. Trần Ngỗi lên ngôi tại Yên Mô (Ninh Bình), sau đó cuối năm 1407 rút quân vào Nghệ An.
Tháng 6 năm Đinh Hợi 1407 cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ bị thất bại, nhà Minh lập ách đô hộ trên đất nước ta. Vương triều nhà Hồ tuy bị thất bại, nhưng nhân dân ta không chịu làm nô lệ, đã đứng lên chống nhà Minh ở khắp mọi nơi, ở những vùng quân nhà Minh chưa chiếm được, nhân dân ta tổ chức lực lượng vũ trang chống lại các cuộc tấn công của địch.
Tháng 10 năm 1407, một đội quân nhà Minh tiến lên Cao Bằng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân địa phương. Đặc biệt là thắng 11 năm đó, cuộc khởi nghĩa do Trần Ngỗi cầm đầu đã nổ ra tại Yên Mô (Ninh Bình), sau đó rút vào Nghệ An. Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định Đế, đặt niên hiệu là Ninh Khánh, mục tiêu của cuộc khởi nghiã nhằm đánh bại quân nhà Minh xâm lược nước ta, khôi phục độc lập, đồng thời khôi phục lại vương triều nhà Trần.
Như vậy Trần Ngỗi đã lên làm vua, lập nên nhà Hậu trần, và trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Hậu Trần tồn tại được 7 năm (1407 - 1414), trong 7 năm đó, nhà Hậu Trần truyền nối được hai đời đế vương, thế thứ cụ thể như sau:
1.Giản Định Đế (? - ?)
Giản Định Đế, tên húy là Trần Ngỗi, không rõ năm sinh, năm mất. Trần Ngỗi vốn thuộc dòng dõi nhà Trần, thân sinh là vua Trần Nghệ Tông (1321 – 1395) ông vua thứ 8 của vuong triều nhà Trần.
Sau Khi cuộc kháng chiến chống quân nhà Minh xâm lược của vua tôi nhà Hồ bị thất bại, Trần Ngỗi muốn khôi phục lại vương triều nhà Trần và đã lên làm vua, hiệu là Giản Định Đế, đặt niên hiệu là Hưng Khánh. Trần Ngỗi lên tại Yên Mô (Ninh Bình), sau đó cuối năm 1407 rút quân vào Nghệ An. Đại tri Châu Hóa là Đặng Tất nghe tin vua Giản Định Đế vào Nghệ An, liền giết chết viên quan đô hộ nhà Minh, đem quân họp với vua, tiến con gái cưng vào hậu cung.
Gản Định Đế liền phong cho Đặng Tất làm Quốc công, cùng mưu việc đánh đuổi quân Minh và gây dựng lại cơ nghiệp của dòng họ nhà Trần. Đặng Tất lại giết được hàng tướng của nhà Minh Phạm Thế Căng ở cửa sông Nhật Lệ (ngày nay thuộc tỉnh Quảng Bình), lúc bấy giờ đất An Nam từ Nghệ An trở vào lại thuộc về nhà Hậu Trần, và thanh thế của nhà Hậu Trần lại bắt đầu mạnh lên.
Cuối năm Mậu Tý 1408, Giản Định Đế bắt đầu cho mở những cuộc tấn công ra Bắc đánh vào những căn cứ của nhà Minh ở Bình Than, Hàm Tử, Tam Giang và ngoại vi thành Đông Quan. Được nhân dân nhiều nơi hưởng ứng, quân của nhà Hậu Trần liên tiếp vây đánh các thành lũy của địch, vùng giải phóng nhanh chóng được mở rộng nhanh chóng, quân nhà Minh phải rút vào trong thành cố thủ.
Trước tình hình trên, vua nhà Minh là Minh Thành Tổ (Chu Lệ) liền phái Mộc Thạnh và Lưu Tuấn điều 4 vạn quân sang tiếp viện cho quân nhà Minh đang bị quân nhà Hậu Trần vây đánh. Đúng cuối năm Mậu Tý 1408, quân nhà Hậu Trần đã đánh thắng quân của Mộc Thạnh ở bến Bồ Cô (ngày nay thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) Mộc Thạnh phải chờ viện binh đến đón về thành Đông Quan.
Trận Bồ Cô là một chiến thắng lẫy lừng của quân và dân nhà Hậu Trần, nó đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống quân nhà Minh đô hộ ở khắp mọi nơi.
Trên thực tế Giản Định Đế tuy làm vua, nhưng không có tài dẹp loạn, đã không biết phát huy được thắng lợi trên, cũng như không tận dụng được thời cơ để tấn công tiêu diệt địch. Không những thế trong nội bộ vua tôi nhà Hậu Trần lại nảy sinh mâu thuẫn. Giản Định Đế lại nghe lời bọn gian thần giết oan hai vị trung thần là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân làm cho cuộc khởi nghĩa của nhà Hậu Trần suy yếu.
Mộc Thạnh liền lợi dụng tình hình trên để phản công mạnh, trong khi đó quân sỹ nhà Hậu trần người người đều bất bình, căm hận vua Giản Định Đế và rất nhiều người đã bỏ quân ngũ không đi theo Giản Định Đế nữa. Vì vậy mà số quân của Gản Định Đế còn lại rất ít và bị quân của nhà Minh đánh cho tan vỡ vào năm Kỷ Sửu 1409.
2. Trùng Quang Đế (? – 1414)
Trần Quang Đế, tên húy là Trần Quý Khoáng, là con thứ của Mẫn Vương Ngọc, là cháu nội của vua Trần Nghệ Tông, cháu gọi Giản Định Đế bằng chú ruột.
Năm Kỷ Sửu 1409, Giản Định Đế giết chết hai trung thần là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, con trai của Đặng Tất là Đặng Dung, và con trai của Nguyễn Cảnh Chân là Nguyễn Cảnh Di thấy cha mình bị giết hại, họ liền bỏ vào Nghệ An tìm được quý tộc nhà Trần là Trần Quý Khoáng, lập lên làm vua, hiệu là Trùng Quang Đế, đặt niên hiệu là Trùng Quang.
Trong khi đó, Giản Định Đế bị thất bại ở ngoài Bắc, Trùng Quang Đế đã sai Nguyễn Súy (một tướng lĩnh trong bộ tham mưu của Trùng Quang Đế) đem quân ra đánh úp quân của Giản Định Đế, bắt được Giản Định Đế giải vào Nghệ An, nhưng sau đó Trùng Quang Đế lại tôn Giản Định Đế lên làm Thái Thượng hoàng để cùng lo việc chống quân nhà Minh.
Về phía quân nhà Minh từ sau thất bại ở trận Bồ Cô, vua Minh Thành Tổ đã cử một đạo quân sang tiếp viện cho Mộc Thạnh, đạo quân này gồm 47000 quân do Trương Phụ làm Tổng binh. Lúc bấy giờ nghĩa quân của Trùng Quang Đế đang hoạt động mạnh ở vùng đồng bằng, ngoài ra còn nhiều cuộc khởi nghĩa nhỏ của nhân dân ta nổ ra ở khắp mọi nơi như cuộc khởi nghĩa của Hoàng Cự Liên ở phủ lạng Giang (ngày nay thuộc tỉnh Hải Dương). Năm Canh Dần 1410, tại Thanh Hóa có Đồng Mặc nổi lên tự xưng là Lỗ Lược tướng quân, đánh quân nhà Minh thắng được nhiều trận.
Và còn nhiều tướng lĩnh ở các nơi khác cũng nổi lên chống lại quân nhà Minh đô hộ như Đôc Cối và Nguyễn Hiệu ở Trường Yên (Ninh Bình), Phạm Tuần ở Khoái Châu (Hưng Yên) cũng đứng lên khởi nghĩa, ở Thái Nguyên thì có Ôn Lão, Chu Nhan và Bùi Quý Thăng cũng nổi lên khởi nghĩa chống lại quan quân nhà Minh.
Cũng trong thời gian trên, nhà Minh phát động cuộc chiến tranh với Thát Đát ở phía Bắc, nên Tổng binh Trương Phụ được lệnh của vua Minh Thành Tổ rút bớt quân ở nước ta về Trung Quốc tham gia cuộc Bắc chinh. Tình hình trên tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta giành thắng lợi và phát triển lan rộng.
Vua Trùng Quang Đế vẫn giữ khu vực từ Nghệ An trở vào, nhiều lần cho quân tấn công ra Thanh Hóa và Bắc Bộ và thu được thắng lợi lớn, nhưng đến giữa năm Tân Mão 1411, Trương Phụ sau khi xong việc ở phía Bắc đã đưa quân sang nước ta tiếp tục đánh Trùng Quang Đế, quân của Trùng Quang Đế yếu thế hơn, cuối cùng phải rút lui vào phía Nam.
Cuối năm Nhâm Thìn 1412, Trương Phụ và Mộc Thạnh một mặt đưa chiếu thư của vua Minh Thành Tổ giở giọng nhân nghĩa ra nhằm mua chuộc Trùng Quang Đế, mặt khác chúng âm mưu đưa quân tổng lực đánh vào Nghệ An. Đầu năm Quý Tỵ 1413, khi quân của Trương Phụ vào đến Nghệ An, cha con Thái phó nhà Hậu Trần là Phan Quý Hữu và Phan Quý Liên ra đầu hàng giặc.
Tháng 9 năm 1413, Trương Phụ dẫn quân vào đến vùng Thuận Hóa (ngày nay thuộc Huế), quân nhà Hậu Trần do Đặng Dung chỉ huy đã vào được thuyền của Trương Phụ, nhưng do không biết mặt, nên Truong Phụ nhảy xuống sông, lấy thuyền con chạy thoát. Trương Phụ vốn là một tên tướng ranh mảnh đã từng chinh chiến nhiều trận mạc nên y có rất nhiều kinh nghiệm, thấy nghĩa quân không đông, y liền huy động quân Minh đánh quật trở lại.
Quân của Đặng Dung không đông, lực lượng mỏng không đủ sức đối phó với số đông của quân Truong Phụ. Trong khi đó, Nguyễn Súy lại vướng cánh quân của Mộc Thạnh đang phải tự lo chống đỡ, không đến cứu ứng kịp thời, nên cuối cùng quân của Đặng dung bị thua và phải rút quân vào trong rừng để cố thủ.
Trương Phụ quyết đuổi cùng diệt tận cho quân bao vây, đến đầu năm Gáp ngọ 1414, vua Trùng Quang Đế, cùng tướng Đặng Dung, Nguyễn Súy đều bị quân của Trương Phụ bắt sống. Trương Phụ đã tàn sát hàng ngàn nghĩa quân, cuộc kháng chiến chống quân nhà Minh của nhà Hậu Trần đến đây coi như sụp đổ hoàn toàn, nhà Hậu Trần đến đây cũng kết thúc.
Vương Quốc Hoa