Trương Hành – Nhà thiên văn học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc

19/09/2017 16:55

Theo dõi trên

Trong khi đó thì Trương Hành không tin vào thần thánh và các tà thuyết, ông đã theo dõi và ghi chép đầy đủ mọi hiện tượng trong các lần động đất mà ông đã được chứng kiến. Vì vậy sau nhiều ngày nghiên cứu, ông đã phát minh ra máy đo đạc và dự báo động đất, máy phát minh đó được ông gọi là “Địa động nghi”.


Một tem thư thư in hình Trương Hành do bưu điện ở Trung Quốc.
 
Trương Hành con người và sự nghiệp
 
Trương Hành (78 – 139), tự là Tử Bình, người huyện Nam Dương (ngày nay thuộc tỉnh Hà Nam). Lúc còn nhỏ Trương Hành chủ yếu đọc cách sách viết về văn học. Năm Ất Mùi 95, lúc đó Trương Hành đã 17 tuổi liền rời quê hương lần lượt đến Trường An và Lạc Dương cần cù học tập trong nhà Thái học (nhà Thái học là nơi được giành riêng cho các hoàng tử, con của các quan đại thần vào đấy học tập, và nhà Thái học cũng được coi là trường Đại học đầu tiên ở Trung Quốc).
 
Trương Hành có sở thích là nghiên cứu toán học và thiên văn học, nhờ vào tài năng và quá trình siêng năng học hỏi, nghiên cứu, ông đã trở thành một nhà thiên văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc thời bấy giờ. Năm Bính Thìn 116, lúc đó Trương Hành đã 38 tuổi, ông được làm Thái sử lệnh và phụ trách quan sát thiên văn học. Công việc này phù hợp với Trương Hành, vì vậy mà ông rất hứng thú và tập trung nghiên cứu thiên văn học.
 
Qua nghiên cứu, Trương Hành đã đoán định được trái đất là hình tròn, ánh sáng của mặt trăng là nhân của mặt trời, ông còn giải thích đúng đắn rằng hiện tượng “Nguyệt thực” là do mặt trăng nấp sau bóng của trái đất. Trương Hành còn cho rằng Trời giống như quả trứng gà, bao bọc xung quanh trái đất, trái đất giống như lòng đỏ trứng gà ở trung tâm của mặt trời.
 
Trương Hành còn tính toán được một vòng của mặt trời là 365 độ ¼, một nửa ở trên trái đất, một nửa ở dưới trái đất. Căn cứ theo suy nghỉ đó của mình, ông đã làm hình thiên thể dùng sức nước để chuyển động gọi là “hồn trương” hay còn được gọi là “hồn thiên ghi”, khi mô hình này chuyển động thì các vì sao trên đó di chuyển giống như hình thực ngoài bầu trời.
 
Nổi tiếng nhờ chế tạo ra “Địa động nghi”
 
Trương Hành còn am hiểu về địa lý và địa chất học, ông chế tạo được một dụng cụ đo động đất gọi là “Địa động nghi” có thể đo một cách chính xác phương hướng của động đất.
 
Sở dĩ Trương Hành chế tạo ra “Địa động nghi” là vì thời bấy giờ ở Lạc Dương thường hay xảy ra động đất, có khi một năm động đất diễn ra đến mấy lần. Những lần động đất lớn gây ảnh hưởng tai hại, thiệt người và thiệt của cho nhân dân, nhưng không ai biết động đất có thể xảy ra lúc nào và cách đề phòng ra sao.
 
Trong khi đó, vua quan nhà Đông Hán, và nhân dân trung Quốc thời bấy giờ, họ coi động đất là điềm dữ do trời giáng xuống, cho nên trong dân gian lưu truyền rất nhiều lời đồn đại, lừa bịp làm xao xuyến lòng người.
 
Trong khi đó thì Trương Hành không tin vào thần thánh và các tà thuyết, ông đã theo dõi và ghi chép đầy đủ mọi hiện tượng trong các lần động đất mà ông đã được chứng kiến. Vì vậy sau nhiều ngày nghiên cứu, ông đã phát minh ra máy đo đạc và dự báo động đất, máy phát minh đó được ông gọi là “Địa động nghi”.
 
“Địa động nghi” được chế tạo bằng đồng đen, hình dáng giống như một vò rượu, xung quanh có 8 con rồng cũng bằng đồng đen. Đầu rồng hướng ra 8 phương, trong miệng mỗi con rồng ngậm một quả cầu bằng đồng. Khi động đất xảy ra ở phương nào, thì con rồng quay đầu về phương bị chấn động đó há miệng ra nhả quả cầu đồng rơi vào miệng con cóc bằng đồng ở phía dưới phát ra tiếng kêu vang, báo cho mọi người biết động đất sắp xảy ra .
 
Ngoài ra, Trương Hành còn nghiên cứu số học, lịc pháp và lịch sử. Về những năm cuối đời, Trương Hành làm đến chức Thị Trung, được ở gần vua Hán Thuận Đế (115 -144). Nhưng lúc bấy giờ bọn hoạn quan và bọn ngoại thích bắt đầu chuyên quyền, bọn chúng sợ Trương Hành vạch rõ với vua Hán Thuận Đế sự dốt nát của chúng. Vì vậy mà bọn hoạn quan đã ra sưc gièm pha, nói xấu Trương Hành. Vua Hán Thuận Đế đã nghe theo lời gièm pha của bọn hoạn quan, điều Trương Hành rời khỏi kinh thành đến một vùng đất xa xôi.
 
Cuối cùng vào năm Kỷ Mão 139, Trương Hành mất, hưởng thọ được 61 tuổi. Nếu so với những kẻ vì tiền đồ làm quan mà bôn ba, thì phẩm chất của Trương Hành càng cao thượng. Ông được người đời sau nhớ đến bởi vì ông chính là nhà thiên văn học nổi tiếng, với những gì ông đã làm được cho đời, ông xứng đáng được người đời sau tôn vinh mãi mãi.
 
Vương Quốc Hoa

Bạn đang đọc bài viết "Trương Hành – Nhà thiên văn học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.