Yết Kiêu ở Tổng hành dinh của Hưng Đạo Vương nên công việc càng dồn dập đến chóng mặt. Chàng và Dã Tượng đã hộ tống Quốc công Tiết chế đi thị sát sông Bạch Đằng, các cù lao hai bên bờ sông như bãi núi đá vôi Tràng Kênh... để bố trí trận địa mai phục. Do tài bơi lặn, Yết Kiêu được đặc trách nghiên cứu địa hình, trực tiếp chỉ huy 3.000 thủy quân đóng 3.000 cọc nhọn ở cửa sông Bạch Đằng. Đây là một nhiệm vụ gian khổ nhất và gấp rút nhất mà chàng được tin cậy đảm nhận. Việc chế tác hàng nghìn cọc gỗ lim đầu bịt sắt nhọn đã được công trường quân đội đảm nhiệm hoàn thành và chuyển xuống cửa sông, mỗi cọc dài khoảng trên dưới một trượng. Trong suốt hai tuần cuối tháng 3, Yết Kiêu và đội thủy binh do chàng chỉ huy đã lao động không quản ngày đêm, ngâm mình dưới nước, người lặn giữ thân cọc, người bơi trên sóng biển dùng vồ đóng cọc. Công sức của hàng nghìn thủy binh đã tạo nên một bãi cọc đóng nghiêng vào phía trong cửa sông, khi thủy triều lên thì ngập, khi nước triều rút thì cọc nhô lên vừa đủ xuyên thủng chiến thuyền địch. Chính bà hàng nước bến đò Rừng đã chỉ cho Quốc công Tiết chế rành rọt qui luật thời gian lên xuống của thủy triều để Người ra lệnh bố trí bãi cọc ngầm chính xác. Đây sẽ là cạm bẫy và mồ chôn khổng lồ đối với đạo thủy binh hùng mạnh của kẻ thù xâm lược.
Tại Tổng hành dinh của Quốc công Tiết chế ở Trúc Động, vào một buổi sáng, quân do thám phi ngựa về cấp báo:
- Dạ bẩm Quốc công Tiết chế, đạo quân thủy của Ô Mã Nhi đã từ Lục Đầu Giang tiến theo sông Kinh Thầy theo hướng đông, trên bộ có quân kỵ binh của Trình Bằng Phi hộ tống.
Quốc Công Tiết chế hỏi:
- Bộ binh của Thoát Hoan rút chưa?
- Dạ bẩm Quốc Công, 40 vạn bộ binh của Thoát Hoan cũng đã bỏ chạy khỏi Vạn Kiếp theo đường Lạng Giang tới Ải Nam Quan.
Trần Hưng Đạo nói với các tướng:
- Tất cả đã nằm trong tầm tính toán và bố trí của ta rồi. Quân Thát lần này thua to hơn hai lần trước. Lệnh cho các tướng kiên quyết tiêu diệt địch nhưng khi chúng đã đầu hàng thành tù binh thì không được giết hại chúng.
- Dạ.
Tại Tổng hành dinh, Quốc công Tiết chế theo dõi chặt chẽ tình hình chiến sự khắp kinh thành cho đến miền Đông Bắc để chỉ đạo. Ba hôm sau, quân thám mã lại về báo:
- Dạ Bẩm Quốc Công, thủy binh địch đến ngã ba Đụn đã bị thủy binh của Thái thượng hoàng (Trần Thánh Tông) và Thiên tử (Trần Nhân Tông) đánh cho một đòn chí mạng đang tháo chạy về Trúc Động. Kỵ binh bị quân ta phá cầu không ra được Đông Triều đã phải quay lại Vạn Kiếp rút chạy theo đường bộ với Thoát Hoan.
Quốc công Tiết chế có vẻ trầm ngâm:
- Lệnh cho thủy binh ta kiên quyết nghi binh và đánh chặn, không cho thủy binh địch rút theo đường sông Giá ra biển, bằng mọi giá phải lừa cho địch rút theo sông Bạch Đằng để vào trận địa cọc của ta.
- Dạ, rõ.
Ngày hôm sau thám mã lại về báo:
- Bẩm Quốc Công Tiết Chế, đạo tiên phong thuỷ quân Thát Đát khoảng 30 thuyền chiến do tướng Lưu Khuê chỉ huy đang tiến về sông Giá thăm dò.
Quốc Công ra lệnh:
- Truyền lệnh ta, phải đánh tan đạo quân tiên phong để chúng khiếp sợ, mặt khác phải hư trương thanh thế để đánh lừa chúng rằng toàn bộ binh lực của ta đang tập trung ở sông Giá.
Thám mã đi rồi, Trần Hưng Đạo có vẻ lo lắng. Yết Kiêu hiểu sự lo lắng của Quốc Công. Nếu như không bịt được sông Giá, thủy binh địch kiên quyết tiến theo hướng đó ra biển thì có lẽ chúng chạy thoát dù có tổn thất. Trận địa cọc Bạch Đằng mà ta dày công xây dựng thành ra vô dụng. Không bị giáng một đòn chí mạng, quân Nguyên Mông có lẽ chưa táng đảm kinh hồn thì chúng còn có khả năng sang xâm lược lần thứ tư. Đại Việt lại khó tránh một trận chiến tranh đau thương nữa.
Yết Kiêu, Dã Tượng, Cao Mang, Nguyễn Địa Lô cùng chia sẻ lo âu với chủ tướng. Yết Kiêu bước lên thưa:
- Dạ bẩm Quốc Công, đã biết rằng có quân mai phục và hư binh ở sông Giá, nhưng để góp phần làm cho địch khiếp sợ, tùy tướng có một cách.
Hưng Đạo Vương hỏi:
- Tùy tướng lặn xuống sông Giá đục thuyền địch. Vừa thấy lực lượng mai phục của ta hùng mạnh, thuyền lại bị chìm hàng loạt chúng tất khiếp sợ mà bàn với Ô Mã Nhi đi theo đường sông Bạch Đằng.
Trần Hưng Đạo nói:
- Ngày ở Lục Đầu Giang, tướng quân đục được chiến thuyền là vì nó đậu tại chỗ, nay chúng đang vận động thì đục thế nào được?
- Dạ bẩm Quốc Công, chắc là tùy tướng đục thủng được cả thuyền đang chạy.
Trần Hưng Đạo nói:
- Lệnh cho tướng quân Yết Kiêu tham gia mặt trận sông Giá nhưng đừng để chúng bắt được. Trận Bạch Đằng sắp tới rất cần người giỏi thủy chiến như tướng quân.
- Đa tạ Quốc công Tiết chế.
Từ tổng hành dinh Trúc Động không xa sông Giá, Yết Kiêu chèo thuyền nhỏ trong đêm ra bờ sông. Chàng trông thấy 30 chiến thuyền tiên phong của quân Nguyên Mông căng cờ xí, đông đặc quân lính, cung tên, giáo mác sáng loáng trên mỗi chiến thuyền. Chiến thuyền quân Nguyên-Mông đi chậm rãi thăm dò. Yết Kiêu buộc dây thừng có đục, dùi đục và con dao ngắn vào lưng, mình trần bận khố màu nâu. Đêm cuối xuân sang hè, nước sông mát rợi. Toàn bộ miền quê vùng Đông Bắc chìm trong bóng đêm đen thẳm mênh mông mịt mờ. Những vì sao nhấp nhánh trên màn trời nhung đen, gió từ biển thổi vào nghe vi vu xào xạc. Xa xa phía tây sông Kinh Thầy hơn 300 chiến thuyền địch đang dừng lại trên sông như một dãy núi khổng lồ dài dằng dặc vàng vọt ánh đèn. Yết Kiêu đoán đoàn chiến thuyền địch đang chờ kết quả của đội chiến thuyền tiên phong rồi mới quyết định tháo chạy theo hướng nào. Yết Kiêu hiểu số phận của đoàn chiến thuyền xâm lược đã ở vào thế rất nguy nan. Sau lưng chúng là hàng trăm thuyền chiến của hai vua Trần uy hiếp, trước mặt là một nghìn chiến thuyền của Trần Hưng Đạo đang chờ đón chúng. Việc chúng bị tiêu diệt chỉ còn tính từng ngày. Nghĩ tới đó Yết Kiêu phấn chấn nhào xuống đáy sông lao như mũi tên bắn về chiếc thuyền đi đầu của đội tiên phong địch. Lưỡi đục bằng thép cực tốt của chàng xuyên vào lớp vỏ gỗ của thuyền như xuyên vào đất mềm. Bây giờ thì không cần nút giẻ để sau đó rút ra cho cùng chìm đồng loạt như ở Lục Đầu Giang mà ở đây chàng cho chìm từng chiếc một. Mỗi chiến thuyền chàng đục lỗ to như miệng chiếc rổ con. Gần sáng, chàng đã đục khoảng 10 chiếc trong số 30 thuyền tiên phong của địch.
Lại nói 30 chiến thuyền tiên phong thăm dò đường do Lưu Khuê chỉ huy tiến sâu vào sông Giá. Bỗng nhiên Lưu Khuê trông thấy khắp ba bề bốn bên trong các dãy núi đá từng cột khói bốc cao mù mịt, chiêng trống vang lừng, tinh kỳ phấp phới, tiếng người, ngựa chạy như núi lở đất rung. Trên mặt nước, Lưu Khuê trông thấy dày đặc những mo cau gói cơm, những lá bánh chưng sau khi quân đội ăn ném xuống sông kết thành từng bè trôi lừng lững. Rồi những chiến thuyền xuất hiện dày đặc, nhanh như chớp bắn tên gây chết chóc cho quân Nguyên Mông rồi lẩn trốn. Quân Nguyên Mông kinh hoàng hoa mắt bởi tiếng trống đinh tai nhức óc, bởi khói lửa ngút trời hai bên bờ sông. Nhìn số mo cau gói cơm và lá bánh chưng như bè mảng trôi trên sông, Lưu Khuê ước tính quân Đại Việt mai phục ở đây không dưới 10 vạn người. Lưu Khuê đang mải quan sát và suy nghĩ thì bổng lính kêu thất thanh. Lưu Khuê nhìn ra phía trước thì lần lượt khoảng 10 chiến thuyền quân Nguyên chìm dần xuống sông mà không rõ nguyên nhân. Đội hình tiên phong đã hoàn toàn rối loạn và khiếp sợ. Bản thân Lưu Khuê chinh chiến nhiều năm trên nhiều chiến trường mà cũng choáng váng. Y vội vã ra lệnh cho đội tiên phong quay trở lại sông Kinh Thầy, nơi đại đội binh thuyền Ô Mã Nhi đang nóng lòng chờ đợi tin tức.
Lưu Khuê nói với Ô Mã Nhi:
- Sông Giá đã bị quân Đại Việt mai phục, ước tính hàng nghìn chiến thuyền và khoảng 10 vạn bộ binh, thủy binh. Chiến thuyền của ta đang đi bỗng nhiên cứ lần lượt chìm xuống. Lối đánh này thật đáng sợ.
Ô Mã Nhi ngạc Nhiên:
- Sao chiến thuyền bỗng dưng bị chìm?
Phàn Tiếp nói:
Ô Mã Nhi gầm lên:
Tích Lệ Cơ, một thân vương dòng dõi nhà Hốt Tất Liệt run run nói:
Ô Mã Nhi kiên quyết hùng hổ:
Rồi ngay đêm đó, Ô Mã Nhi ra lệnh hành quân. Hơn 300 chiến thuyền chở 4 vạn thủy binh khua mái chèo như điên loạn, rẽ sóng nước Kinh Thầy và tiến vào sông Đá Bạc, một đoạn sông chính của sông Bạch Đằng. Thời gian bây giờ trở thành sống chết đối với thủy quân Nguyên Mông. Ô Mã Nhi ra lệnh cho chỉ huy các thuyền sẵn sàng dùng roi vọt đốc thúc quân chèo thuyền chèo cho nhanh chóng.
(Còn nữa)