Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam xin trân trọng giới thiệu bài viết “Xin chữ”, bài viết được đặt tên cho cuốn sách. Theo nhà thơ Bằng Việt, bài viết này là “hòn đá thử vàng cho mọi bài viết trong tập sách, đồng thời cũng minh chứng đậm nét cho phẩm cách và tư thế sống của tác giả, qua bao thử thách, thăng trầm, dù ở bất cứ nơi đâu và lúc nào, để mình vẫn được là mình”.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị mừng tuổi nghệ nhân Hà Thị Cầu nhân dịp cụ về Hà Nội tham gia chương trình nghệ thuật "Hát xẩm và trống quân mừng Đảng mừng xuân Mậu Tý" do Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức mùa xuân 2008.
Dạ có.
Ai vậy anh Bình?
Dạ, bác Nguyễn D.N., Bộ trưởng Bộ N.
Thế đồng chí Bộ trưởng Bộ N “xin” chữ gì? – Tôi hỏi lại để tham khảo và cũng là để đầu óc còn kịp suy nghĩ tìm chữ.
Bác N “xin” hai chữ ĐẠI AN!
Ấy là nói cho ra lý lẽ vì sao sau một hồi suy nghĩ tôi lại nói với Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Trương Quốc Bình “xin” cho tôi chữ: QUANG MINH CHÍNH ĐẠI. Bốn chữ này luôn là lời giáo huấn hết sức cô đọng và quan trọng đối với những người “làm quan” trong mọi thời đại. Tôi nhớ có lần vào thăm Cố cung ở Bắc Kinh cũng thấy có bức đại tự đề bốn chữ này treo ở cửa công đường. Khi ấy tôi đã tự tay đưa máy ảnh ra chụp bức đại tự này. Tra cứu, cắt nghĩa để hiểu cho đầy đủ ý nghĩa của bốn chữ này cũng thật là thú vị. Tôi không chỉ cảm nhận mà thực sự luôn tâm niệm, định hướng cho mình trong ứng xử, giao tiếp, nhất là trong xử lý công việc hằng ngày ở chốn quan trường là phải luôn giữ cho lòng dạ mình trong sáng, ngay thẳng, phải đường hoàng, minh bạch, khách quan. Cố gắng không làm bất kỳ điều gì gây oan sai cho người khác cũng như luôn tự khép mình vào kỷ cương, phép nước, không để người khác lôi cuốn, xúi giục mình làm những điều sai trái, khuất tất.
QUANG MINH CHÍNH ĐẠI – những chữ ấy đối với tôi từ lâu tôi coi như tôn chỉ, mục đích, phương chân xử thế trong cuộc sống, nhất là ở chốn công đường. Những chữ ấy luôn nhắc nhở, khuyến khích tôi dốc lòng cho việc công, cố gằng học làm người đi thẳng, đứng thẳng, ngồi thẳng và nói thẳng. Mặc dù ai cũng biết ở đời không phải bao giờ, lúc nào mình cũng có thể muốn thẳng là được thẳng. Vô khối lúc mình phải vật vã, đấu tranh mà vẫn không thắng được những kẻ dèm pha, xu nịnh. Nhưng dù như thế, mình cũng phải thẳng cho được bản thân, phải giữ cho lòng dạ mình ngay thẳng. Không hiếm khi biết rõ thẳng là dại, thẳng là thiệt, thẳng là thiểu số, thẳng là trái ý cấp trên, thẳng là phải đối đầu, thẳng là mất phiếu…Nhưng với cái bản ngã, cái trí, cái tâm, cái đức của một con người chính trực thì phải chọn cái sự minh bạch, ngay ngắn, đúng đắn. Riêng với tôi, từ lâu đấy là lời tuyên thệ với cuộc sống. Lịch sử, chính trị, văn chương, nghệ thuật và cuộc đời đều không hiếm những ví dụ phần thắng đôi khi lại không thuộc về lẽ phải. Trong sự vận động tiến hóa đi lên của lịch sử xã hội, không hiếm lúc mọi người phải chứng kiến, chấp nhận những nghịch lý, oan sai. Nhưng cho dù thế nào thì những tấm gương về những con người trung liệt như Ức Trai Nguyễn Trãi vẫn là vầng Sao Khuê vằng vặc giữa bầu trời.
Tôi đã treo trong phòng làm việc của mình bức thư pháp đề bốn chữ QUANG MINH CHÍNH ĐẠI ở vị trí trang trọng. Không hiếm lúc tự mình suy tư và tự hỏi vì sao việc xin bốn chữ ấy lại xảy ra đúng lúc mình đang ngồi trong xe đi trên những con dường quanh co, uốn lượn, lên đèo, xuống vực ở Tây Nguyên? Chỉ cần một chút sơ sẩy của lái xe là xảy ra sự cố nguy hiểm chết người. sao việc ấy lại không đến vào lúc xe đang bon bon trên những chặng đường bằng phẳng? Ngẫm ra, trên trái đất này chẳng có con đường nào là không có chỗ quanh co, uốn lượn, gập ghềnh, mấp mô. Cũng như trên đời này không có việc gì và ở đâu mà không gặp gian truân, trắc trở. Khi bắt tay vào công việc thì “vạn sự khởi đầu nan”; khi lâm sự rồi thì nảy sinh biết bao là tình huống, nếu làm từ từ thì “Trâu chậm uống nước đục, người chậm cực cái thân” ; nếu muốn làm nhanh thì không khéo “Dục tốc bất đạt” …Với mỗi người, chẳng có con dường nào mà lại khó vượt qua hơn là con đường đời. Băng rừng, vượt núi, lội sông, qua biển,… như người xưa vẫn nói “khắc đi, khắc đến”. Nhìn vào những việc ấy, dù có gian lao, vất vả đến mấy cũng khó so sánh với mỗi chúng ta vượt qua con đường đời của chính mình. Đó cũng chính là điều mà nhân gian đã đúc kết, chiến thắng bản thân là điều khó nhất.
Với tôi hôm ấy, đổi lại sự gian truân, vất vả trên con đường đèo dốc là tôi đang được hít thở bầu không khí hết sức trong lành, được ngắm nhìn đất trời cảnh vật Tây Nguyên thật nên thơ và tráng lệ. Từ trên cao nguyên, tôi được phóng tầm mắt nhìn khắp bốn phương trời. Tôi có dược hạnh phúc thưởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, một cảm hứng mà năm xưa Bác Hồ đã từng viết:
Sau chuyến đi miền Trung và Tây Nguyên trở về Hà Nội, tôi nhận được bức thư pháp do người bạn Nhật đề tặng đã được lồng trong khung kính. Những nét chữ của nhà thư pháp được viết ra thật rắn rỏi, chắc, khỏe chứ không phải viết theo lối “phượng múa rồng bay”. Chắc là vị học giả - thư pháp Nhật Bản cũng đoán được ý nguyện người xin chữ, nên ông viết bốn chữ ấy theo hàng dọc chứ không phải hàng ngang, khi treo bức thư pháp lên là với một tư thế đứng thẳng, như cây cột trụ trong nhà.
Sau này, vào dịp tết 2013, tôi lại có dịp tìm đến xin cụ Nguyễn Văn Bách – tự là Long Thành lão nhân, một danh y, đồng thời là một nhà nho uyên thâm, nhà thư pháp hàng đầu của Việt Nam, viết những chữ trên để tôi in lại bằng công nghệ mới trên chất liệu đồng. Ngoài ý nghĩa sâu xa của những chữ mang giá trị giáo huấn đạo làm người, tôi còn muốn lưu giữ lâu dài nét bút tài hoa của cụ Bách. Tôi nghe nhiều người nói, cụ là người rất coi trọng cái sự đề chữ, tặng chữ. Mỗi khi viết chữ tặng ai, cụ đều chọn ngày, chọn giờ thắp hương làm lễ rồi mới viết. Hôm tôi đến nhận chữ, cụ nói: “Tôi cho chữ, viết chữ đã nhiều, nhưng ít có người xin những chữ như bác”.
Vâng, đúng như cụ nói. Tôi thường thấy mọi người thường xin những chữ cầu chúc an lành – phú quý – cao sang chứ mấy ai lại đi xin mấy chữ để buộc thêm sợi dây vất vả vào mình. Ngẫm lại, biết đâu, việc xin chữ của mỗi người cũng là mệnh số.
Tại nơi làm việc, bức thư pháp đề bốn chữ QUANG MINH CHÍNH ĐẠI được tôi treo bên cạnh chân dung Bác Hồ - bức ảnh Bác mặc áo bà ba màu gụ với nụ cười thật đôn hậu, cốt cách ung dung tự tại như một vị tiên ông. Mỗi khi ngồi vào bàn làm việc, tôi luôn cảm thấy như được gần Bác, được Bác ân cần động viên, chỉ bảo. Tôi cố gắng học tinh thần xử trí mọi việc của Bác thể hiện trong câu thơ: “Tố sự thung dung nhật nguyệt trường” (Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung – nhà thơ Xuân Thủy dịch). Còn tại phòng khách ở nhà, tôi cũng xin cụ Bách viết tặng cho những chữ là lời dạy bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trung với nước, hiếu với dân” đặt trang trọng dưới chân dung Bác Hồ. Đó là bức ảnh bác chụp vào những năm hòa bình mới lập lại. Những năm thàng gian lao, vất vả vẫn còn in đậm trên gương mặt gầy gò, khắc khổ. Riêng đôi mắt sáng tinh anh và vầng trán cao của Người thì lúc nào cũng toát lên sự thông tuệ, anh minh và đầy nghị lực.
Trong muôn ngàn điều tôi học được từ những tấm gương đạo đức của người xưa, tôi luôn cố gắng học và làm theo bốn chữ: “QUANG MINH CHÍNH ĐẠI”. Trong di sản tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh có biết bao điều quý giá và thiêng liêng mà mỗi người cần phải học. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là hiện thân của tấm gương vĩ đại nhất về sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Tôi luôn tự nhắc mình phải ra sức học tập và làm theo lời Người dạy. Với mấy chữ vô cùng ngắn gọn, nhưng trọn một đời chúng ta không biết học bao nhiêu, làm bao nhiêu cho đủ: “Trung với nước, hiếu với dân”.