Nhớ về tổ tiên ta xưa

15/07/2019 10:49

Theo dõi trên

... Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân”. Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc vừa đi vừa ca hát đánh trống.

Cung điện tự nhiên dựng lên. Âu cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu Âu Cơ ở Long đài nham. Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ, Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng, yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi… làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về.

... Kinh Dương Vương có tài đi dưới Thủy phủ, lấy con gái Long Vương ở Hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước. Kinh Dương Vương không biết đi đâu mất. Lạc Long Quân dạy dân việc cày cấy nông tang, đặt ra các đẳng quân, thần, tôn, ti, các đạo cha con, vợ chồng, đôi khi trở về Thủy phủ mà trăm họ vẫn yên vui vô sự, không biết do đâu được thế. Hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi! Sao không lại cứu chúng tôi”. Long quân tới ngay, sự linh hiển cảm ứng của Long Quân, người đời không ai lường nổi.
 

... Dân phương Nam khổ vì bị người Bắc phương quấy nhiễu, không được yên sống như xưa mới cùng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi ở đâu mà để cho dân Bắc xâm nhiễu phương dân”. Long Quân đột nhiên trở về, thấy Âu Cơ có dung mạo đẹp đẽ kỳ lạ, trong lòng vui mừng, bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ, tả hữu kẻ hầu người hạ đông đúc vừa đi vừa ca hát đánh trống. Cung điện tự nhiên dựng lên. Âu cơ vui lòng theo Long Quân. Long Quân giấu Âu Cơ ở Long đài nham. Đế Lai trở về, không thấy Âu Cơ, sai quần thần đi tìm khắp thiên hạ, Long Quân có phép thần thông biến hóa thành trăm hình vạn trạng, yêu tinh, quỷ sứ, rồng, rắn, hổ, voi… làm cho bọn đi tìm đều sợ hãi không dám sục sạo, Đế Lai bèn phải trở về.

... Long Quân lấy Âu Cơ rồi đẻ ra một bọc, cho là điềm bất thường, vứt ra cánh đồng; qua sáu bảy ngày, bọc vỡ ra một trăm quả trứng, mỗi trứng nở ra một con trai, mới đem về nhà nuôi. Không phải bú mớm, các con tự lớn lên, trông đẹp đẽ kỳ dị, người nào cũng trí dũng song toàn, người người đều kính trọng cho là chuyện phi thường. Long Quân ở lâu dưới Thủy quốc, vợ con thường muốn về đất Bắc. Về tới biên giới, Hoàng đế nghe nói rất sợ hãi cho binh ra giữ cửa ải, mẹ con Âu Cơ không thể về được bèn quay về nước Nam mà gọi Long Quân rằng: “Bố ở nơi nào để mẹ con tôi cô độc, ngày đêm buồn khổ thế này”. Long Quân bỗng trở về, gặp nhau ở đất Tương, Âu Cơ nói: “Thiếp vốn là người phương Bắc, ở với vua, sinh hạ được trăm con trai, vua bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi con, làm người vô phu vô phụ, chỉ biết thương mình. “Long Quân nói: “Ta là nòi rồng, đứng đầu thủy tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất, tuy khí âm dương hợp lại mà sinh ra con, nhưng thủy hỏa tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay phải chia ly. Ta đem năm mươi con về thủy phủ chia trị các xứ, năm mươi con theo nàng về trên đất, chia nước mà trị. Lên núi, xuống bể, hữu sự báo cho nhau biết, đừng quên”. Trăm con vâng theo, sau đó từ biệt mà đi.

Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiện là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (nay là Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lôc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận. Chia các em ra cai trị, lại đặt các em làm tướng văn tướng võ, văn là lạc hầu, võ là lạc tướng. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là Mỵ nương, trăm quan gọi là bồ chính, thần bộc, nữ gọi là xảo xứng (còn gọi là nô tỳ). Bề tôi gọi là hồn, đời đời cha truyền con nối gọi là phụ đạo. Vua đời đời thế tập gọi là Hùng Vương, không hề thay đổi. Lúc ấy, dân sống ở ven rừng, xuống nước đánh cá thường bị giống giao long làm hại, bèn nói với vua. Đáp: “Giống sơn man và giống thủy tộc có thù với nhau, thường ghét nhau cho nên hại nhau đó”. Khiến người đời lấy mực xăm vào mình theo hình Long Quân theo dạng thủy quái. Từ đó, dân không bị tai họa giao long làm hại nữa. Tục xăm mình của dân Bách Việt cũng bắt đầu từ đây. Hồi quốc sơ, dân không đủ đồ dùng, phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ gianh làm chiếu, lấy cốt gạo làm rượu, lấy cây quang lang, cây tung lư làm cơm (có chỗ viết là uống), lấy cầm thú, cá, ba ba làm mắm, lấy rễ gừng làm muối, cầy bằng dao, trồng bằng lửa. Đất sản xuất được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Bắc gỗ làm nhà để tránh hổ sói. Cắt tóc ngắn để dễ đi lại trong rừng rú. Để con ra lấy lá chuối nót cho nằm, có người chết thì giã cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam và nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Đó trăm người con trai chính là tổ tiên của người Bách Việt.
 


Đình Trà Cổ, nơi thờ Quận He.

Chúng ta nghe nhiều đến hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng nhưng lại ít biết đến những đồn đại lịch sử về mối liên quan của nó với một trận chiến độc đáo của người nghĩa quân nông dân nổi tiếng Nguyễn Hữu Cầu: Hỏa ngưu trận

Một trận đánh điển hình của chiến thuật Hỏa ngưu trận ở nước Việt đã được sử sách ghi nhận là trận Nguyễn Hữu Cầu phá vòng vây của quân chúa Trịnh ở Đồ Sơn (Hải Phòng).
 
Nguyễn Hữu Cầu (? - 1751) xuất thân trong gia đình nông dân nghèo huyện Hải Dương. Ông có tài cả văn lẫn võ, lại bơi lội rất giỏi nên còn được gọi là quận He (He là một loài cá biển). Không chịu nổi sự thống trị của triều đình thối nát Lê Trịnh, ông đã tập hợp nông dân khởi nghĩa lấy vùng Đồ Sơn làm căn cứ. Nghĩa quân có lúc đông tới hàng vạn người, đánh cho quân Lê Trịnh nhiều phen tan tác.
 
Một lần bị vây hãm nặng nề, Nguyễn Hữu Cầu đã huy động toàn bộ số trâu của nông dân trong vùng Đồ Sơn để thực hiện “Hỏa ngưu trận”. Mỗi con trâu đều được buộc những mũi lao nhọn vào sừng và hai bên sườn. Đuôi trâu được buộc giẻ tẩm nhựa thông. Khi lâm trận, giẻ được châm lửa đốt.
 
Đàn “trâu lửa” giống như những chiếc xe tăng, điên cuồng lao thẳng vào đám quân địch, tung hoành dữ dội làm đội quân này rối loạn. Nguyễn Hữu Cầu lúc đó mới xuống lệnh xung phong và hoàn toàn làm chủ thế trận, khiến quân Trịnh tan tác...
 
Truyền thuyết kể rằng, khi thu quân về, người dân Đồ Sơn mang trâu ra khao. Nhưng dường như vẫn đang còn hăng máu trận, lũ trâu lao vào chọi nhau khiến rất đông quân lính và người dân kéo tới xem. Người dân Đồ Sơn từ đó, để tỏ rõ tinh thần thượng võ và tưởng nhớ vị thủ lĩnh tài danh của mình thường mở hội chọi trâu.

Thời nhà Thanh, ở Nghi Xương, có viên quan huyện lo việc quan rất công minh chính trực, có lòng thương yêu dân chúng.
 
Một lần, có quan khâm sai tới Nghi Xương. Quan huyện không thể không tiếp đãi chu đáo. Cách huyện lị Nghi Xương mười năm dặm về phía thượng du, có danh thắng, gọi là Tam Du động. Trước đây, nhà thơ Tô Đông Pha đã từng cùng những bạn bè nổi tiếng đời Tống tới ngắm cảnh, làm thơ. Vì vậy, viên khâm sai yêu cầu quan huyện sắp sẵn thuyền bè để ngày mai đưa quan đi chơi cảnh Tam Du động.
 
Viên khâm sai cùng tay chân lên thuyền. Do thuyền đi ngược giòng, nên không thể không thuê phu kéo thuyền . Bỗng một viên thư lại của quan khâm sai chỉ tay:
 
- Thưa đại nhân ! Ngài nhìn xem, người phu kéo thuyền kia sao mà giống quan tri huyện nhà mình quá!
 
Viên khâm sai nhìn lại, rồi cho gọi người phu này lên thuyền. Quả nhiên, đó chính là quan tri huyện. Viên khâm sai ngạc nhiên hỏi:
 
- Tại sao ngài lại phải tự thân kéo thuyền cho ta ?

Tri huyện cung kính thưa:

- Thưa đại nhân ! chẳng còn cách nào khác. Ngài tới đúng lúc mùa màng bận rộn, dân chúng đang lăn lưng ngoài đồng không hết việc. Bắt họ đi kéo thuyền thì chỉ có cách là phải bỏ việc nhà. Tiểu nhân thấy không đang tâm, cho nên đành phải đứng ra kéo thuyền thay họ vậy thôi.

Viên khâm sai chỉ còn cách bỏ cuộc đi chơi động Tam Du Động.

Theo sách Quảng kí: Đời nhà Đường, Huyện lệnh Tân Xương là Hạ Hầu Bưu Chi, vừa mới xuống huyện đã hỏi ngay Lí trưởng:

- Trứng gà bao nhiêu tiền một quả?

Lí trưởng thưa:

- Ba đồng

Hạ hầu lấy ra mười nghìn đồng, lệnh mua ba vạn quả, rồi nói tiếp rằng:

- Chưa lấy ngay đâu, ta gửi gà mẹ nó đẻ đã. Vậy là ta có ba vạn gà con. Vài tháng sau, gà đã lớn, bắt bán hộ ta luôn. Mỗi con, ta thu ba mươi đồng. 

Như vậy là nửa năm sau từ mười nghìn, quan lớn đã có ba mươi vạn đồng.

- Một quan tiền mua được mấy gốc tre giống?

Lí trưởng thưa:

- Năm gốc.

Quan đưa ra mười nghìn, lệnh mua năm vạn gốc. Và lại tiếp:

- Ta chưa lấy đâu, hãy đem vào rừng trồng hộ ta. Đợi đến mùa chặt tre, mỗi cây ta chỉ thu mười đồng.

Thế là quan lớn đã cầm chắc năm mươi vạn tiền tre.

Thói tham lam của Hạ Hầu đại khái như vậy.
 
Đặng Đại

Bạn đang đọc bài viết "Nhớ về tổ tiên ta xưa" tại chuyên mục Di sản. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.