![](/uploads/editor/files/TKTS/danhhoa1/123523562356364634.jpg)
Viết bài ca cổ không khó, nhưng khó hay; nếu không có một phương phát tư duy, một lối viết mang nét riêng của tác giả. Nguyễn Trung Nguyên rất ý thức điều này, nên anh đã phát huy nguồn “vốn” sở trường nhất: năng khiếu văn chương! Lấy văn chương làm điểm tựa sáng tạo chủ lực, để hình thành ý tưởng, rồi nhào nặn, “gạn đục khơi trong”; làm cho bài ca cổ có hồn. Bởi, bao giờ - bộ môn nghệ thuật nào cũng vậy; có được cái hồn, thì tác phẩm mới có sức sống, đi vào lòng công chúng!
Nét riêng và sự thành công trong các bài ca cổ của Nguyễn Trung Nguyên, là ở điểm này. Thế nhưng, sẽ là một thiếu sót, nếu không đề cập tới một nguồn vốn - chất liệu đặc biệt, mà anh luôn khai thác làm nên bài ca: Đó là sự trải nghiệm cuộc đời “phong ba, chìm nổi” qua các đoạn đường phiêu bạt, kể cả nơi đầu sóng ngọn gió, hay ở chốn bình yên.
Đi vào tác phẩm ca cổ Nguyễn Trung Nguyên, ta như vừa bước vào đời thực, vừa tìm đến cõi mơ. Mới nghe chuyện “tầm cao”, lại quay về điều bình dị nhất. Đó là những dấu ấn, nét độc đáo trong tuyển tập 101 bài ca mà ta bắt gặp: Viết về Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu, Nguyễn Trung Nguyên cẩn trọng từng chữ, từng câu - nhưng không vì thế mà theo công thức sáo mòn, khô khan. Đôi khi anh còn phóng bút sáng tạo, tô đậm hình tượng Bác thiêng liêng cao đẹp, lại gần gũi mọi người:
Mỗi giọt lệ thấm xuống dòng di chúc
Bom đạn quân thù xé nát quê hương
Từ không gian “vĩ mô”, tác giả quay về thân phận Người lính, mà anh và đồng đội từng đi qua chiến tranh, Anh viết như ghi chép một đoạn đời “vào sinh ra tử”, trình bày nỗi niềm, cả khi tâm sự với con mình:
“Cha đi lính khi con chưa sinh ra,
Và anh đã nhắc mọi người:
Khi viết những bài ca về người lính, làm sao anh quên được “Tổ quốc ở Trường Sa”? Bởi hình tượng người lính Hải quân, bộ đội biên phòng vẫn ngày đêm canh giữ biển trời, rừng núi biên cương đất Việt.
Biển mùa này Trường Sa sóng dữ,
Trong nội dung chủ đề, Nguyễn Trung Nguyên rất quan tâm tới một điểm tựa, bệ phóng của cuộc đời, mà ai cũng từ đó ra đi, cũng là tổ ấm để quay về: chính là gia đình! Với những bài ca cổ Nguyễn Trung Nguyên, hình bóng của nội, của cha, mẹ, anh, chị, em luôn có mặt. Nhưng tình vợ chồng, tình cha con, mang một xúc cảm đặc biệt, sâu lắng:
“Nhà vắng em một phút thôi, anh đã thấy buồn,
“Ngọn gió đồng thơm mùi cơm vợ,
“Đời viết” của Nguyễn Trung Nguyên, lúc nào cũng cập nhật với “đời sống”. Qua bước chân phiêu lãng của anh, Cần Thơ - châu thổ Cửu Long và nhiều vùng đất thân quen, được xướng danh trong bài hát với một tình cảm mật thiết, thân thương, đôi khi nuối tiếc:
“Chợ nổi Ngã Bảy anh ơi! Giờ đổi thay rồi,
Anh đi đó, đi đây để hiểu sâu xa hơn về vùng đất, để hiểu thêm về con người phương Nam:
“Khí phách hồn thiêng một thời mở cõi,
Trong các tác phẩm viết về châu thổ, anh say đắm đất cồn “Quê mình Cần Thơ”, đặt gọi “Trà Vinh đất rồng”, Bạc Liêu là “Thành phố nguyệt cầm”, rồi về lại “Bến Tre dáng đứng hôm nay”. Và xuống “Thành phố bãi bồi”, mà thương thương, nhớ nhớ …
“Về Cà Mau cứ muốn ở lâu hơn
Khó mà nói hết, cái đáng nói về các bài ca của Nguyên Trung Nguyên, bởi dòng cảm xúc của tác giả như sông, suối cứ dâng trào. Đến sự cảm phục đối với một vị lãnh tụ, anh cũng viết nên bài ca đáng nhớ:
“Kinh ông Kiệt một dòng cuồn cuộn chảy
Đâu chỉ đóng khung trong phạm vi bài ca vọng cổ, Nguyễn Trung Nguyên còn thử sức với làn điệu tài tử; góp phần trong phong trào bảo vệ, phát huy vốn quí dân tộc, dân gian Nam bộ. Tuy chưa có thời gian viết lời đủ đầy 20 bài bản Tổ; nhưng anh đã bén duyên và thành công với điệu thức Bắc hào hùng:
“Văng vẳng trong đêm tiếng đờn kìm
Hay như:
“Nơi tôi sinh ra là thành phố ven sông,
Tin rằng, với vốn văn chương sở trường, cùng với kinh nghiệm viết bài ca cổ; Nguyễn Trung Nguyên sẽ tiến thêm những bước đi mới vào lĩnh vực Đờn ca tài tử, tiếp tục gặt hái thành công!
Với nguồn vốn sống phong phú, kiến thức cập nhật; lúc nào Nguyễn Trung Nguyên cũng mạnh dạn mở rộng phạm vi đề tài, dệt nên ý tưởng phong phú. Từ đó, cấu trúc nội dung, chủ đề rõ ràng, chặt chẽ, văn chương giàu chất trữ tình, ca từ đẹp, suôn sẽ, bay bỗng. Nhờ vậy, người ca sẽ dễ ca; người nghe dễ “thấm”. Quen tay viết bài ca như làm thơ, anh tự tin chuyển thể nhiều tác phẩm của các nhà thơ nổi tiếng như: Tố Hữu, Vũ Quần Phương, Hữu Thỉnh, Nguyễn Việt Chiến. . . sang bài ca cổ một cách nhuần nhuyễn.
Đáng kể là trong kỹ thuật soạn lời ca, thỉnh thoảng tác giả lại phóng bút chơi chữ một cách thú vị. Có bài điệp từ đến bốn lần trong một câu hò…
Hò ơ.. Vẫn là bãy ngã sông sâu
Sau những năm, tháng miệt mài lao động nghệ thuật, Nguyễn Trung Nguyên đã gieo trồng và thu hoạch một “gia tài” khá đồ sộ: đến101 bài ca cổ đoạt giải và phát sóng trên các kênh truyền thông. Đó là 101 đóa hoa giàu tính nhân văn, đậm chất trữ tình. Đó là những tác phẩm bắt nguồn từ hơi thở cuộc sống; kết tinh từ trái tim, khối óc của một người cầm bút, luôn nặng tình với Tổ quốc, quê hương, với châu thổ Cửu Long phù sa, máu thịt !
Vậy nên, Đọc - Nghe và Xem những bài ca cổ của Nguyễn Trung Nguyên, khó ai dằn nén được cảm xúc; cũng sẽ không quên nhắn gởi đến tác giả, lời ngợi khen, lời cảm ơn chân tình!