Năm thứ sáu triều vua Lê Nhân Tông (1448) cụ đã dự thi Hội ở lần thi này cụ đỗ Hoàng Giáp đệ Nhị tiến sỹ và được thăng chức Hàn Lâm Đãi Chế. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) năm 1463 Hoàng Giáp Nguyễn Vĩnh Tích được phong Hàn Lâm Viện Thừa Chỉ Học Sỹ, Tri Đông Đạo Quân Dân sau đó được phong đến chức quan Thượng Thư Bộ Binh (tương đương Bộ trưởng Bộ quốc phòng ngày nay).
Cụ là người ngay thẳng, thanh liêm nên được các đời vua Lê trọng dụng và ban nhiều sắc phong và bổng lộc.

Cụ có một người con tên là Nguyễn Văn An khi chiến tranh loạn lạc xẩy ra cụ Hoàng (tức là Nguyễn Vĩnh Tích) mang con về gửi ở quê ngoại ở làng Thổ Hoàng nay là xã Thổ Hoàng Cả - huyện Ân Thi - tỉnh Hưng Yên. Cụ An được học hành chu đáo, được thi Hương năm Đinh Sửu dưới triều vua Lê Nhân Tông (1475).
Sau ngày thi 48 năm, cháu cụ An là cụ Nguyễn Văn Bính được thi Hội và đỗ Đệ Tam Giáp Đồng Tiến Sỹ khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) cụ được phong chức: Công Khoa Đô Cấp Sự Trung làm việc dưới triều Lê Sơ.
Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, cụ Bính không theo nhà Mạc đã mang theo một con trai nhỏ cùng người vợ thiếp chạy vào Nghệ An lánh nạn. Cụ đem vợ và con ở lại một gia đình người bạn họ Ngô tại Xã Hoa Lâm - huyện Nam Đường (nay là xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An). Gửi con xong rồi cụ quay lại ra Bắc tiếp tục con đường phò vua Lê chống Mạc rồi mất.
Nguyễn Đăng gia phả có ghi lại câu chuyện khi chạy loạn từ Thăng Long về Nghệ An thì cụ Nguyễn Văn Bính có đem theo một người vợ, cõng một người con và dắt theo một con chó. Về đến đất Nghệ An khi qua một bến đò có người hỏi: Tại sao ông lại dắt theo một con chó khi chạy loạn như thế? Ông liền trả lời đây là một con chó trung thành của ta, rồi cụ làm ngay một bài thơ:
Người con trai được cụ đưa về đó chính là Nguyễn Đăng Khôn cụ tổ sinh ra và phát triển dòng họ Nguyễn Đăng - Ngọc Sơn ngày nay: Mộ cụ Nguyễn Đăng Khôn hiện nay đang được các thế hệ con, cháu tôn tạo và bảo quản tại: Cồn Đông Bác, xóm 6, xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Cụ Nguyễn Đăng Khôn sinh ra được 2 người con là Nguyễn Đăng Ăn và Nguyễn Đăng Thiên.

Vì một số lý do về tự trọng cá nhân nên 3 người con trai của cụ Nguyễn Đăng Ăn đã rời mảnh đất Hoa Lâm. Lên định cư ở Thôn Phượng Lịch xã Phật Kệ nay là xã Đà Sơn - Đô Lương. Về sau vì các lí do về an ninh cả ba anh em phải đổi tên đi lánh nạn. Người anh phải lên sinh sống tại làng Om, xã Yên Lương nay là xã Lạng Sơn và phát triển thành dòng họ Nguyễn Đăng ở chi Lạng Sơn - Anh Sơn ngày nay; Người em út chạy về làng Nhạn Tháp sinh sống và phát triển thành chi Nguyễn Đăng ở xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành ngày nay. Người em thứ hai tiếp tục ở lại sinh sống và phát triển con cháu thành chi họ ở Đà Sơn - Đô Lương ngày nay.
Người con thứ hai của cụ Khôn là Nguyễn Đăng Thiên tiếp tục sinh sống và phát triển dòng họ tại xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương.
Dòng họ Nguyễn Đăng Xã Ngọc Sơn hiện đã có 17 đời, từ khi Tiến Sĩ Nguyễn Đăng Bính đem con về lập thân và gầy dựng đến nay đã hiện diện trên đất Ngọc Sơn gần 500 năm.
Dòng họ hiện có 10 chi, có 4 chi trước đây biệt tế nay theo gia phả đã hội tụ về thờ cúng tại nhà thờ chính Đại tôn. Toàn họ có hơn 180 hộ và có hơn 400 Đinh và trên 500 khẩu. Con cháu dòng tộc chủ yếu quây quần sinh sống trên các xóm của địa bàn xã Ngọc Sơn, chỉ có 10 hộ di dân vào vùng Đinh Long, nay thuộc xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn. Ngoài ra có hơn 20 hộ do công tác và đi làm ăn sinh sống đã xây dựng gia đình tại thành phố Vinh, Hà Nội, Hải Phòng, Huế và các tỉnh phía Nam. Nhưng ngày giỗ Tổ Mồng 1 tháng 2 hàng năm đều hội tụ về đầy đủ, kể cả các chi cửa bác ở huyện Đô Lương, Anh Sơn và Yên Thành cũng có đoàn về dự lễ tế Tổ.
Ngoài các vị tổ Hoàng Giáp Nguyễn Vĩnh Tích; Tổ - Nguyễn Văn An; Tiến sỹ Nguyễn Văn Bính thì các hậu duệ đời sau cũng có nhiều người được ghi sử sách hoặc có được những vị trí đáng trân trọng như: Đời thứ 6 - Ông Nguyễn Đăng Đệ, con Can Hào thời vua Minh Mệnh thứ 18 đậu Tú tài. Đời thứ 9 - Ông Nguyễn Đăng Dũng Con can Trì thời vua Tự Đức thứ 31 đậu Tú tài. Đời 11 có GS-TS Nguyễn Đăng Khôi; Đời 12 có PGS-TSKH Nguyễn Đăng Vị; PGS-TSKH Nguyễn Đăng Quế.
Con cháu họ Nguyễn Đăng hiện nay sinh sống và học tập làm việc trên mọi miền tổ quốc và nhiều nước trên thế giới. Dù ở nơi đâu, làm bất cứ việc gì con cháu cũng luôn đoàn kết, luôn hướng về nguồn cội, quê cha đất tổ. Sau hơn 1 năm tích cực thu thập tài liệu, minh chứng của Hội đồng Gia tộc, của con cháu, sự giúp đỡ của các cấp các ngành, hồ sơ về dòng họ văn hóa đã được UBND huyện Thnanh Chương thẩm định và đã ra Quyết định số 4702/QĐ-KT ngày 22 tháng 11 năm 2016 công nhận dòng họ Nguyễn Đăng đạt dòng họ văn hóa.