I. THỦY CHIẾN BẠCH ĐẰNG GIANG NĂM 938
Mãi đến canh ba Ngô Quyền mới cùng với quân sĩ và các tướng lĩnh về đến Tổng hành dinh bờ nam sông Bạch Đằng, đoạn sông có bến phà Rừng. Các lều trại quân bản bộ của Ngô Quyền rải dọc bờ sông san sát chìm trong đêm đông và gió lạnh với những ánh lửa bập bùng. Đó là ánh sáng của những ngọn đuốc của lính tuần tra. Ba quân đã chìm vào giấc ngủ say. Giữa các lều trại bé, nổi lên một chiếc lều màu vàng cao rộng nhô lên, trên đỉnh nóc lều vàng tung bay lá cờ đỏ với chữ Soái màu vàng. Đó là nơi làm việc của Ngô Quyền, là đầu não, là Tổng hành dinh của cuộc kháng chiến. Dòng sông Bạch Đằng trong đêm im lìm đen thẳm, mênh mông, những dãy cù lao núi đá, những rừng cây dại mọc hai bên bờ sông như một bức tranh huyền bí, gió khua xào xạc.
Ảnh minh họa Internet
Lưu Hoằng Thao ngồi trên vọng lâu thuyền vừa quan sát cuộc tiến quân vừa uống rượu, vừa xem mười cung nữ xinh đẹp, xiêm y lộng lẫy múa hát theo điệu nhạc cổ du dương trầm bổng. Khi đoàn chiến thuyền đi qua Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long, Lưu Hoằng Thao sững sờ trước vẻ đẹp như tiên cảnh bồng lai. Những hòn núi đủ hình thù kỳ quái phải hàng vạn năm thiên nhiên mới tạo được nhô mình trên mặt biển sóng yên biển lặng lung linh soi bóng. Trên một số đảo những đàn khỉ trông thấy chiến thuyền hung hãn của bọn người xa lạ hoảng hốt bồng bế con lẩn tránh, trèo lên tít những ngọn cây cao hay lẩn vào khe đá. Có những con hình như không biết sợ dương mắt nhìn quân xâm lược ngạc nhiên lẫn ánh mắt căm thù. Đàn hải âu trắng xóa bay loạn xạ. Lưu Hoằng Thao hớp cạn một ly rượu nói:
- An Nam quá đẹp xứng đáng để ta cất công chinh phục.
- Dạ, Thái tử nói không sai. Tên vệ sĩ đứng cạnh Lưu HoằngThao đáp lời nịnh nọt.
Từ ngoài bước vào một tên lính hoa tiêu dẫn đường. Tên lính khoanh tay cúi đầu báo:
- Dạ bẩm Thái tử đã đến vùng biển rẽ vào sông Bạch Đằng rồi ạ.
Lưu Hoằng Thao bước lên đài quan sát, bỗng xuất hiện một đội binh thuyền nhỏ bé của người An Nam chặn ngay phía trước đoàn binh thuyền đồ sộ của quân Nam Hán. Lưu Hoằng Thao cười:
- Ha...Ha...thủy binh của An Nam có thế này thôi sao.
Rồi Hoằng Thao ra lệnh:
- Dàn đội hình chiến đấu tấn công.
Thủy quân Nam Hán đang đội hình hàng dọc phút chốc những chiến thuyền phía sau tiến lên dàn thành hình tam giác mà mũi nhọn hướng vào sông Bạch Đằng. Lâu thuyền của Hoằng Thao lọt vào giữa được bảo vệ nghiêm ngặt. Từ những chiến thuyền Nam Hán những trận mưa tên bay về phía chiến thuyền Ngô Quyền. Những chiến thuyền nhỏ bé của Ngô Quyền bắn lại.Những chiến thuyền Nam Hán lướt sóng chồm lên như muốn nuốt chửng quân Việt. Đội chiến thuyền của Ngô Quyền có vẻ núng thế quay mũi chạy vào sông Bạch Đằng. Hoằng Thao cười ha hả, phất cờ hạ lệnh đại đội binh thuyền xông lên truy kích. Lúc này trời đã xế chiều nên nước thủy triều đang dâng cao ngập hết bãi cọc.Toàn bộ hàng trăm chiến thuyền Nam Hán vượt qua. Cửa biển Bạch Đằng tung lên từng đợt sóng. Tiếng reo hò náo động vang cả một vùng. Những mái chèo của thuyền Nam Hán khua gấp, thuyền lướt như tên bay gió thổi. Đội hình thuyền Nam Hán kéo dài suốt bốn dặm nhưng vẫn giữ nguyên đội hình tam giác bao gồm mũi tiên phong sau đó là tả quân, hữu quân, hậu quân bảo vệ cho chủ tướng và hỗ trợ cho nhau. Bỗng nhiên trên đỉnh núi cao nhất bờ bắc sông Bạch Đằng một lá cờ xanh phất lên. Hoằng Thao hỏi tên tì tướng:
- Quân Nam phất cờ xanh là ý gì vậy?
Tên tùy tướng ấp úng:
- Dạ thưa Thái tử tiểu tướng đáng chết, tiểu tướng không biết ạ.
Hoằng thao và toàn bộ thủy binh Nam Hán không hiểu nhưng quân Việt thì hiểu. Đó là hiệu lệnh đánh cầm chừng không cho quân địch tiến lên, cũng không cho quân địch rút ra biển chờ nước thủy triều rút xuống mới tổng công kích.
Sau tín hiệu cờ xanh phất lên Hoằng Thao và quân Nam Hán thấy xuất hiện khoảng một dặm trước mặt một đoàn thủy binh hùng mạnh chặn ngang chiến thuyền Nam Hán nhưng chỉ dừng lại phất cờ đánh trống mà không tiến công. Hoằng Thao ra lệnh cho chiến thuyền giảm tốc độ, khi vừa tầm tên ra lệnh bắn dữ dội vào chiến thuyền quân Việt. Quân Việt cũng dùng tên bắn lại như mưa. Thủy binh Nam Hán trúng tên, xác nằm la liệt trên các chiến thuyền. Tuy nhiên chiến thuyền Nam Hán vẫn không nhích lên được, không ra khỏi trận địa mai phục của Ngô Quyền. Thời gian trôi dần và màn đêm đã bao phủ không gian, bao phủ cả dòng sông Bạch Đằng nhưng màn đêm bị xé rách loang lổ bởi ánh lửa vàng vọt của các chiến thuyền. Nước thủy triều đang rút dần rất nhanh, rất mạnh. Hoằng Thao và thủy binh Nam Hán cảm thấy chiến thuyên nhích lên rất chậm và có vẻ như đang trôi ra biển, nước róc rách ào ạt dưới đáy thuyền. Bỗng nhiên Hoằng Thao trông thấy trên đỉnh núi cao phía Bắc một mũi tên lửa bắn lên không trung. Thủy binh và bộ binh Việt hiểu rằng đó là tín hiệu phản công mãnh liệt vào thủy binh Nam Hán vì bãi cọc ở cửa sông đã nhô lên sẵn sàng chặn bước tháo chạy ra biển của quân thù. Sau khi mũi tên lửa rớt xuống và tắt ngấm trong màn đêm , Hoằng Thao trông thấy các chiến thuyền quân Việt từ các núi đá, từ các rừng cây xông ra đánh mãnh liệt vào quân Nam Hán. Chiến thuyền quân Việt tiếp cận gần dùng búa phá thuyền, dùng câu liêm móc lính Nam Hán xuống sông mà giết. Quân Nam Hán bị công kích dữ dội phía trước mặt và cả hai bên sườn. Lính Việt nhảy cả lên thuyền chém giết. Quân Nam Hán chết như ngả rạ. Quân Nam Hán rối loạn, xác chết rơi xuống sông bị sóng đánh dập dềnh kín đặc.
- Trời ơi! Lưu Thái tổ ơi! hỏa công. Sao Người lại đẩy con vào đất chết thế này?
Ngọn lửa hung dữ bén vào chiến thuyền Nam Hán. Gần ba trăm chiến thuyền đồng loạt cháy biến thành một biển lửa thực sự. Các chiến thuyền biến thành than, tan vỡ chìm xuống nước . Lính tráng bị cháy đen thui vùi xác xuống sông hoặc nổi dập dềnh. Có những tên lính bị cháy và chết chìm cùng thuyền, có tên bị lửa bén vào quần áo nhảy xuống sông chết đuối. Quân Việt đứng bên ngoài reo hò kinh thiên động địa, trút tên vào trong đám loạn quân của giặc. Nhiều tên bị chết vì trúng tên sau đó mới chết cháy. Chiếc lâu thuyền của Hoằng Thao cũng sớm bị bén lửa, các tướng sĩ hộ vệ chết hết không ai che chắn cho y được nữa. Hoằng Thao cuống cuồng chạy quanh lâu thuyền,khóc lóc gọi tên Lưu Cung, quần áo bén lửa rừng rực và chìm dần cùng chiếc lâu thuyền xuống nước. Giấc mộng Nam Vương mà người cha tham lam vẽ ra cho y đã đẩy y vào chỗ chết lúc đang tuổi thanh xuân. Cửa sông Bạch Đằng ngùn ngụt khói lửa, đêm mùa đông vùng đông bắc rực sáng với những âm thanh khủng khiếp của chiến trường, với một trận hỏa công hoành tráng. Đất trời đông bắc như nghiêng ngửa trong cơn giận dữ trừng phạt quân thù.
Kêu thảm thiết và hối hận. Nhưng không biết đến lúc chết vua Nam Hán có nhận ra một điều đơn giản rằng thèm muốn đất đai, sông biển của nước khác đều phải trả giá đắt cho những giấc mộng điên rồ của mình. Biết bao đế quốc đã sụp đổ, biết bao kẻ ôm giấc mộng bình thiên hạ với kết cục cũng chẳng ra gì.