Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
Làm lễ cúng các cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng, nếu vào ngày mùng 2 hoặc 14 Âm lịch thì càng tốt. Làm nhiều việc thiện. Ví dụ như chăm sóc sức khỏe cho người già, người tật nguyền, người khó khăn sa cơ lỡ vận, thăm hỏi động viên tinh thần những người kém may mắn có bệnh hiểm nghèo, tặng quà và gây quỹ từ thiện nếu có điều kiện, trồng cây xanh, hiến máu nhân đạo…
Thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở ngoài nghĩa địa hay trong trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt. Cúng lễ gia tiên và ở chùa. Cầu cho hương hồn vong linh những người chưa được siêu thoát sớm buông bỏ mọi chấp niệm để nhẹ nhàng và giác ngộ.
Trước khi dọn đồ ra cúng cô hồn, nếu chưa kịp thắp nhang khấn vái mà có những người tranh nhau giật các đồ cúng từ trên tay bạn thì nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật có nghĩa là tín hiệu tốt.
Nên ăn chay, hạn chế sát sinh các con vật. Nếu biết tụng kinh thì nên trì tụng (Chú Đại bi, chuẩn đề, vu lan báo hiếu, Địa tạng). Nên ăn nói nhã nhặn, vui vẻ trong gia đình hay với bạn bè đối tác.
Nhẫn nhịn và tránh gây gổ xung đột với những người xung quanh, luôn tĩnh tâm và tránh làm những việc sát sinh. Nếu có thể thì ăn chay vào những ngày từ mồng 2 đến 15.
Giữ tâm luôn trong sáng và suy nghĩ tích cực với một niềm tin vững vàng thì mọi tà ma đều phải tránh xa. Để yên cửa yên nhà thì có thể xông tẩy uế khí, ám khí, âm khí giúp khơi thông các nguồn năng lượng sinh khí tốt bằng các loại thảo dược như sả, chanh, bưởi, bồ kết, hồi, quế hay các loại gỗ thơm…