Nơi đây vào những dịp cuối tuần, có đông đảo tín đồ tới tham dự thánh lễ. Nằm lọt thỏm trong ngõ nhỏ, lại cạnh bệnh viện đa khoa Đống Đa, nên ở đây vẫn thường nghẽn tắc vào mỗi giờ đầu lễ và tan lễ.
Khuôn viên nhà thờ bao gồm 2 khu chính. Khu vực phía bên trong là Đền thánh Giêrađô gồm 2 dãy nhà cấp 4 nhỏ thường để học giáo lý và sinh hoạt cho giới trẻ cũng như những người xa quê. Có một nguyện đường kính thánh Giêrađô, nơi các bà mẹ mang thai thường tới cầu nguyện cách sùng kính. Nguyện đường này cũng thường diễn ra những thánh lễ cho các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên. Sân đền thánh Giêrađô là nơi để xe miễn phí cho mọi người.
Cùng mới sự phát triển của đất nước, nhu cầu tâm linh của các tín đồ vẫn không ngừng gia tăng lên, điều đó thể hiện ở những thánh lễ, số lượng người không hề có dấu hiệu giảm đi.
Ở phía ngoài là khu vực trung tâm của nhà thờ, 1 dãy nhà 5 tầng là trụ sở của Dòng Chúa Cứu Thế, và 1 đền Đức mẹ Hằng Cứu giúp. Đây là nơi tập trung hàng ngàn lượt người ở những ngày thường và hàng vạn lượt người ở cuối tuần, nên dường như đã trở nên quá tải. Những thánh lễ cuối tuần.
Năm 1929, tu viện Dòng Chúa Cứu Thế được xây dựng, tu viện được xây dựng năm 1933.
Những năm gần đây, đời sống vật chất của người dân được nâng cao. Cùng với đó là nhu cầu tâm linh cũng được nhiều người quan tâm. Đời sống đạo của giáo dân ở nhiều nơi vẫn giữ được những nét truyền thống của dân tộc, của làng xã.
Nằm ở trung tâm thủ đô, nên quá trình hòa nhập của đồng bào Công giáo tại giáo xứ Thái Hà bắt nhịp với xã hội khá kịp thời. Những nét truyền thống ở một số địa phận như Bùi Chu, Phát Diệm, Bắc Ninh… cũng đi vào sinh hoạt từ những giáo dân các miền ấy lên thủ đô học hành, mưu sinh.
Trong thời kỳ hội nhập, những giá trị vật chất và lối sống thực dụng được tôn cao. Những tưởng như đời sống tâm linh bị sụt giảm. Vậy nhưng hàng ngày, hàng tuần, tại nhà thờ vẫn có hàng ngàn người tới tham dự thánh lễ.
Bởi vậy, quá trình hình thành và tồn tại của giáo xứ Thái Hà đã và đang đáp ứng được một phần nhu cầu tâm linh của giáo dân bản xứ cũng như những giáo dân ở các xứ họ các tỉnh về đây hành hương.
Hiện tại, giáo xứ Thái Hà có khoảng 2000 giáo dân. Số giáo dân nằm rải rác trong các khu phố, ngõ nhỏ quanh các phố của Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Hào Nam, Đê La Thành… Giáo dân ở đây không sống tập trung trong thôn trong xóm như ở các giáo xứ vùng quê.
Với số tín đồ như vậy, giáo xứ Thái Hà được xếp vào số giáo xứ trung bình.
Dưới sự hướng dẫn của Giáo hội, mà trực tiếp là linh mục chính xứ, những năm gần đây, giáo dân giáo xứ Thái Hà đã có những hoạt động theo những đường hướng được Giáo hội Công giáo vạch ra. Đường lối chính sách của Đảng và nhà nước có những đổi mới căn bản trên nhiều mặt, nên đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Trước tình hình đó, đại đa số giáo dân vẫn tin tưởng sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, dưới những chủ trương lớn của Đảng và nhà nước.
Theo một số nhà nghiên cứu thì, những vùng có đông đồng bào Công giáo, thì ở đó nếp sống của cư dân được thực hiện rất tốt. Nói như cách nói của ông Nguyễn Thiện Nhân (nguyên Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nay là Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh) tại đại hội lần thứ 13 của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Ở đâu có đồng bào Công giáo, ở đó có cuộc sống bình yên”.
Chỉ là một giáo xứ trung bình, thậm chí là nhỏ nếu xét trên một số tiêu chí, nhưng giáo xứ Thái Hà đã là một địa điểm quen thuộc đối với nhiều người Công giáo trên địa bàn thủ đô Hà Nội.
Với tinh thần “Sống Phúc âm giữa lòng Dân tộc” và “Người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt”, các tín hữu vẫn luôn chấp hành những nghĩa vụ công dân, sống hòa hợp đoàn kết với mọi người. Họ cùng lao động, cùng sản xuất, cùng các công dân thủ đô góp phần xây dựng đời sống văn hóa trong mỗi tổ dân phố. Cùng với đó, là tuân thủ nghiêm những chính sách của Đảng và nhà nước, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Đời sống vật chất ngày một gia tăng, nhưng dấu hiệu đức tin Công giáo của các tín hữu nơi giáo xứ Thái Hà không hề có dấu hiệu suy giảm. Họ vẫn giữ vững niềm tin tôn giáo và niềm tin đó được thể hiện qua việc thực hành những lễ thức tôn giáo ở mức độ cao. Họ có một tinh thần đoàn kết và sự kết nối mạnh mẽ.
Điều dễ dàng nhận thấy trong mỗi giờ kinh, mỗi thánh lễ tại giáo xứ Thái Hà là, đa số những người tham dự đều là những bạn trẻ.
PGS TS Nguyễn Quang Hưng cho rằng: “Với hơn 6 triệu người, Công giáo hiện là tôn giáo lớn thứ hai đứng sau Phật giáo xét về số lượng tín đồ ở Việt Nam. Tuy nhiên tầm ảnh hưởng của Công giáo đối với xã hội Việt Nam vượt xa khuôn khổ của một tôn giáo mà số tín đồ còn là một thiểu số” (cuốn Nếp sống Đạo của người Công giáo Việt Nam, trang 158).
Kitô giáo được coi là tôn giáo lớn nhất thế giới, đây là tôn giáo được coi như là nền tảng tinh thần chủ yếu của văn minh Âu- Mỹ. Tôn giáo này chia ra làm 4 nhánh cơ bản là: Công giáo, Chính Thống giáo Đông phương, Tin lành và Anh giáo.
Maria (từ Latinh; tiếng Hebrew: מרים, Miriam), thường còn được gọi là Đức Mẹ hay bà Mary là một phụ nữ người Do Thái quê ở Nazareth, thuộc xứ Galilea, sống trong khoảng những năm cuối thế kỷ 1 TCN đến đầu thế kỷ 1 SCN. Theo Tân Ước và kinh Qur'an bà là mẹ của Chúa Giêsu. Bà có một vị trí đặc biệt trong lòng tôn giáo này, nhất là với 2 nhánh Công giáo và Chính thống giáo Đông phương.
Lòng sùng kính bà Maria trong Kitô giáo được bắt đầu từ thế kỷ thứ 2. Đến thế kỷ thứ 5, sau Công đồng Êphêsô I năm 431, việc sùng kính bà Maria được quy định cụ thể trong phụng vụ. Công đồng được tổ chức tại giáo hội ở Êphêsô.
Những bức tượng, hình ảnh về bà Maria xuất hiện ở tất cả các nhà thờ Công giáo trên toàn thế giới cũng như ở hầu hết các nhà thờ Chính thống giáo. Trong nghệ thuật tạo hình, bà Maria cũng có một số danh hiệu như: Đức Mẹ Sầu Bi, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Nữ Vương Hòa Bình...
Maria cũng được ghi nhận như là một phụ nữ có vị trí đặc biệt và vinh dự trong Hồi giáo. Có thể nói rằng, Maria được đề cập trong Kinh Qur'an nhiều hơn trong Tân Ước. Tên bà được nhắc đến 34 lần trong Chương III của Kinh Qur'an, hơn cả số lần trong Kinh thánh. Có cả một chương "Mẹ Maria" (Mariam) được các tín đồ Hồi giáo diễn tả là chương hay nhất trong toàn bộ kinh Qur'an. Maria là phụ nữ duy nhất được nêu đích danh trong Kinh Qur'an.
Ở Việt Nam, do số lượng tín đồ theo Kitô giáo chiếm 1 tỷ lệ nhỏ nên dường như những chi tiết về giáo lý cũng như những nghi thức thờ tự, nhân vật được phụng thờ vẫn chưa được phổ biến cho phần đông mọi người.
Còn nữa...
Phụng Thiên