Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội mùa xuân quê Thanh
Mùa xuân - mùa lễ hội. Theo sự vần xoay của vũ trụ, của đất trời mang đến cho xứ sở này một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông - ấm áp, nắng ngập tràn, hanh heo và giá rét... Như cây đào, cây mận suốt cả mùa đông dài gom góp từng hạt sương mỗi sáng, rễ siêng chắt chiu trong đất cằn, cành lá khẳng khiu đón lấy khí trời trong trẻo... để khi xuân về bỗng bừng lên muôn sắc. Mùa xuân đến, lễ hội ở các làng quê tỉnh Thanh rực rỡ tỏa hương, khoe sắc.
Giữ hồn... trò Xuân Phả
Trở lại xã Xuân Trường không lâu sau ngày trò Xuân Phả được vinh danh Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia. Nụ cười không chỉ hiện hữu trên gương mặt nghệ nhân Bùi Văn Hùng - người gần như gắn cuộc đời mình với từng trò diễn, mà đó còn là niềm vui chung của con dân Xuân Phả. Giờ đây, những lớp người như nghệ nhân Hùng, lại tiếp tục miệt mài “ươm gieo” cho các thế hệ con cháu mai sau trong công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị cha ông - để giữ được cái hồn trò Xuân Phả.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Biểu tượng trường tồn tinh hoa văn hóa Việt
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong những quần thể xây dựng lâu đời và quan trọng bậc nhất tại Hà Nội. Những giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc của khu di tích đã làm cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt.
Bảo tồn di sản văn hóa Huế: Hợp tác hướng đến toàn cầu
Trải qua thời gian và nhiều biến cố lịch sử, gần 2/3 số công trình của quần thể di tích Cố đô Huế trở thành phế tích. Với sự hỗ trợ tích cực của UNESCO và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, đã có gần 50 dự án, chương trình bảo tồn, trùng tu di sản Huế được sự chung sức từ bạn bè quốc tế.
Đầu năm khai hội đình làng
Chiều 5-2 (mồng 9 Tết Đinh Dậu), đình làng Túy Loan (xã Hòa Phong, H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) chính thức khai hội. Đây là một trong những lễ hội lớn đầu năm của TP nên thu hút được đông đảo người dân và khách thập phương tham gia trẩy hội.
Mỗi di tích, mỗi địa chỉ in dấu chân Người
Những địa chỉ in dấu chân Người đang là những địa chỉ đỏ nhắc nhớ các thế hệ hôm nay về truyền thống, niềm vinh dự tự hào của quê hương được Bác 4 lần về thăm.
Nét đẹp lễ hội đền Chu Văn An
Thầy giáo Chu Văn An (1292 - 1370), tự là Linh Triệt, được tôn vinh là “vạn thế sư biểu” (người thầy của muôn đời). Do tài năng và phẩm hạnh, Chu Văn An được vua Trần Minh Tông mời vào làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, chuyên dạy dỗ các thái tử và phò giúp nhà vua. Những thái tử được ông dạy sau này lên ngôi như vua Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông. Bằng tài năng và những đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục, khi qua đời Chu Văn An đã được truy tặng tước Công - tước phẩm cao nhất trong các hạng tước, được tòng tự ở Văn Miếu và được hậu thế dựng đền miếu phụng thờ.
Lễ hội Cổ Loa- niềm tự hào của người về lịch sử chống ngoại xâm
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày mồng 6 đến 16 tháng Giêng.
Lập hồ sơ Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà sẽ là Di sản thế giới
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản số 224/BVHTTDL-DSVH, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) đệ trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Lễ hội chùa Keo ở Thái Bình
Lễ hội chùa Keo ở Thái Bình được tổ chức mỗi năm hai lần. Lần thứ nhất diễn ra trọn một ngày vào dịp sau tết Nguyên đán ngày 4 tháng Giêng. Dân làng tập trung về chùa làm lễ dâng cúng đầy đủ: "đăng, trà, hương, hoa, quả, thực" (thắp đèn, rót nước chè, đốt hương, cắm hoa, đặt quả, đơm cơm) và xin phép được đức Phật cho tiến hành hội xuân đầu năm. Hội xuân đầu năm ở chùa Keo thực chất là lễ hội cầu may, xin được Phật thánh phù hộ cho dân được cơm no áo ấm, xin thánh giúp sức bằng phép lạ cho trời mưa gió thuận hòa, cho mùa vụ bội thu và chăn nuôi phát triển.
Di sản xanh và phát triển bền vững
Từ lâu, việc bảo tồn các di sản văn hóa đã trở thành hoạt động không thể thiếu của xã hội văn minh nhằm gìn giữ những giá trị của các thời đại đã lùi vào dĩ vãng. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản là góp phần nuôi dưỡng, lưu truyền cốt cách dân tộc, truyền thống, bản sắc văn hóa. Công tác bảo tồn vừa mang tính khoa học vừa đậm chất nhân văn, là một nhân tố hết sức quan trọng của phát triển bền vững.
Hôm nay, khai hội Chùa Hương, Chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Hương và chùa Bái Đính đều khai hội vào hôm nay - mùng 6 Tết (2.2.2017), nhưng ngay từ mùng 2 Tết đã có hàng chục vạn lượt du khách trẩy hội. Theo thống kê, chùa Hương đã đón khoảng 120.000 lượt khách trong 3 ngày từ mùng 3 - mùng 5 Tết, chùa Bái Đính trong hai ngày mùng 4 và mùng 5 lượng khách tăng đột biến, mỗi ngày có khoảng 100.000 lượt khách đến tham quan, lễ Phật.
Hải Dương chuẩn bị Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2017
Nhằm kiểm tra lại toàn bộ công tác chuẩn bị cho Lễ hội theo nhiệm vụ đã phân công trước khai hội, BTC Lễ hội mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2017 tỉnh Hải Dương vừa tổ chức cuộc họp với các đơn vị thành viên.
Giữ gìn, phát huy nét đẹp của Tín ngưỡng thờ Mẫu
Cuối năm vừa qua, “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.