Hồn Kinh Bắc trong Quan họ cổ
Cho đến nay, chưa có con số chính thức cuối cùng về những văn bản lời ca quan họ đã sưu tầm được. Nhưng theo số liệu chúng tôi tạm tổng hợp từ công trình sưu tầm của nhạc sĩ Hồng Thao, của Trung tâm văn hoá quan họ, của Viện nghiên cứu âm nhạc, Đoàn dân ca quan họ Bắc Ninh, thì có trên 500 bản lời ca quan họ đã được sưu tầm, ghi chép lại.
Hợp tác bảo tồn và phát huy giá trị Hải Vân Quan
Tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng vừa thỏa thuận hợp tác theo hình thức góp vốn 50-50% từ ngân sách địa phương cho dự án bảo tồn và phát huy giá trị Hải Vân Quan.
Lễ hội Thổ Hà - “Di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia”
Từ ngày 24 đến 26-2/2019 (tức 20, 21, 22 tháng Giêng), làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức lễ hội khai xuân truyền thống.
Ngôi nhà truyền thống trên đất Đồng Nai
Trong chiều dài lịch sử hơn 300 năm vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, sự hiện hữu của những ngôi nhà cổ đã góp phần quan trọng phản ánh nét văn hóa đặc thù của các thế hệ cư dân sinh sống trên vùng đất này. Hình thái kiến trúc, cách bài trí, quy ước nề nếp sinh hoạt, tuổi thọ các ngôi nhà cổ... Trong đó có không ít ngôi nhà được xây dựng từ giữa TK XIX và những năm đầu TK XX, thực sự trở thành vốn di sản văn hóa quý giá.
Sử dụng biểu tượng linh vật trong di tích kiến trúc chùa Việt
Việc gìn giữ, bảo tồn giá trị di sản là những công trình, cụm công trình kiến trúc nghệ thuật, không gian văn hóa liên quan đến Phật giáo, đồng nghĩa với gìn giữ một phần bản sắc văn hóa của cộng đồng, của dân tộc. Đặc biệt là các công trình di tích kiến trúc chùa Việt. Nhưng gìn giữ và bảo tồn như thế nào để phù hợp với thực tế hiện nay, giai đoạn đất nước ta trên con đường hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, là vấn đề đang được đặt ra.
Lễ tế trời đất trên núi thiêng Ngũ Nhạc
Ngày 21/2, tức ngày 17 tháng Giêng năm Kỷ Hợi, Ban tổ chức Lễ hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2019 đã tổ chức Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc (di tích Côn Sơn, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) cầu cho quốc thái dân an, một năm mưa thuận gió hòa, nhân dân được mùa màng tươi tốt, bội thu.
Lễ hội truyền thống tưởng nhớ Nữ tướng thời Hai Bà Trưng
Lễ hội truyền thống làng Yên Thượng, xã An Hòa, Tam Dương (Vĩnh Phúc) tưởng nhớ công ơn của Nữ tướng Ả Lợi Càn Ngật, người có công giúp Hai Bà Trưng đánh thắng giặc Đông Hán những 40-43 sau công nguyên, được tổ chức thường niên ngày 15/1 (âm lịch). Miếu Yên Thượng đã được công nhận di tích lịch sử Văn hóa cấp tỉnh năm 2004.
Bảo tồn Nhã nhạc cung đình Huế thông qua du lịch
Một trong những hoạt động quan trọng của chuỗi sự kiện chào mừng ngày di sản Việt Nam 23/11 do Ban Quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức là chương trình “Hương Sắc cố đô”. Chương trình nhằm giới thiệu với khán giả Thủ đô và du khách quốc tế những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam được gây dựng và lưu giữ trên đất Huế.
Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn đạo Hiếu
Đó là chủ đề tọa đàm đã diễn ra mới đây do BQL Phố Cổ phối hợp các đơn vị tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày di sản Việt Nam 2018 tổ chức tại Hà Nội. Tọa đàm là hoạt động trong chuỗi sự kiện văn hóa “Nét xưa”.
Hát Xoan: Sản phẩm du lịch đặc sắc của đất Tổ
Sau năm 2011, UNESCO chính thức công nhận hát Xoan Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ quyết tâm bảo vệ, thổi vào sức sống và lan tỏa cho hát Xoan, để hát Xoan có thể trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Đất Tổ cội nguồn.
Đầu tư phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung
Ngày 16/2, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành lễ khởi công phục hồi, tôn tạo di tích điện Kiến Trung-Đại Nội, Huế. Đây vốn là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại.
Dệt thổ cẩm của người Hrê là Di sản văn hóa phi vật thể
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Hrê (Xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) nằm trong số 17 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong đợt thứ XXVI.
Rằm tháng Giêng: Ngày thiêng liêng của người Việt Nam
Đối với người Việt Nam, rằm tháng Giêng là ngày lễ lớn. Nó không chỉ là ngày rằm đầu tiên trong năm, mà còn là ngày để con cháu một lần nữa nhớ về tổ tiên.
Tìm hiểu tục thờ Bà Chúa Kho ở làng Quả Cảm
Bà Chúa Kho là một trong những truyền thuyết dân gian quen thuộc mang tính tôn vinh hình ảnh người phụ nữ, phản ánh khát vọng chinh phục thiên nhiên của người nông dân. Khát vọng sinh tồn đã khiến họ sáng tạo nên một nhân vật siêu trần, đúng hơn là nhập con người lịch sử vào con người thần thoại để phụng thờ.