Lễ hội Lồng Tông Xuân Kỷ Hợi 2019 huyện Lâm Bình
Lễ hội Lồng Tông và Ngày hội văn hóa các dân tộc Xuân Kỷ Hợi 2019 huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) diễn ra chính thức thức từ ngày 15 đến ngày 16/2/2019, tức từ ngày 11 đến hết ngày 12 tháng Giêng năm Kỷ Hợi, với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng, Pà Thẻn...
Hà Nam: Vẽ trang trí trâu tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn
Ngày 10/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại cánh đồng thôn Đọi Tín, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam đã diễn ra Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2019 với sự tham dự của 24 họa sỹ đến từ thủ đô Hà Nội, các tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình và 1 nữ họa sỹ đến từ nước Nga.
Không chấp thuận tổ chức lễ hội thực hiện nghi lễ tính bạo lực
Không chấp thuận tổ chức lễ hội thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam - Đó là khẳng định của Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương qua cuộc trao đổi với phóng viên
Thêm 6 cây cổ thụ vào danh sách Cây Di sản Việt Nam
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) cho biết Hội đồng Cây Di sản Việt Nam thuộc Hội vừa công nhận thêm sáu cây cổ thụ của thành phố Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam, đưa tổng số Cây Di sản trong cả nước lên 3.526 cây.
Lễ bỏ mả của người Raglai là Di sản Văn hóa phi vật thể
Tối 30/1, tại xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ đón bằng chứng nhận lễ bỏ mả của đồng bào người Raglai là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Chuẩn bị 18 vạn túi lương phát tại Lễ hội Phát lương Đức Thánh Trần
Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần tại đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam năm 2019 sẽ được tổ chức từ đêm 18 - 20/2/2019 (tức đêm 14 đến ngày 16 tháng Giêng năm Kỷ Hợi).
“Nhìn Hội An, Hạ Long là thấy thách thức của di sản Việt Nam”
Phát triển bền vững dựa trên di sản không được đong đếm bằng số lượng mà là chất lượng, có thế mới bảo tồn và nâng cao giá trị của di sản.
Tết ông Công, ông Táo có nguồn gốc từ đâu?
Hàng năm, đến 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam thường sửa soạn mâm cỗ để cúng ông Công, ông Táo hay nói cách khác là tiễn ông Công, ông Táo về trời. Tục lệ này được bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa và được lưu truyền tới ngày nay.
Lễ dựng cây nêu theo phong tục đón Tết tại "Ngôi nhà chung"
Lễ dựng cây nêu theo phong tục đón Tết của cộng đồng người Kinh vừa diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Nguồn gốc lai lịch, dân tộc Thổ ở Nghệ An
Dân tộc Thổ là một trong những dân tộc chính sinh sống xen kẽ cùng hai dân tộc Kinh và Thái trong cộng đồng các dân tộc ở khu vực miền núi tây bắc Nghệ An với dân số khoảng 80.000 người sống tập trung chủ yếu tại các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ và thị xã Thái Hoà.
Ngũ Hành Sơn nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
Ngày 20/1, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các ngành chức năng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Trâu trong văn hoá dân gian Việt Nam
Con trâu với xã hội và con người Việt Nam đã khá quen thuộc, nhưng có lẽ từ lâu lắm, ta chỉ biết trâu là một loài mục súc, được nuôi để có sức lực khỏe mạnh mà phục vụ con người, chủ yếu là công việc đồng áng. Trong 6 con vật được khoe công trạng (lục súc tranh công) thì trâu đứng đầu. Chuyện ấy ai cũng rõ. Song thật ra, qua cái nhìn văn hóa, nhất là văn hóa dân gian, thì giá trị của con trâu mới rõ ràng hơn, sinh động hơn.
Tục thi đấu cờ tướng tại lễ hội Đền Trần Thương
Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn vào ngày 20/8 Âm lịch hằng năm. Lễ hội Đền Trần Thương năm 2018 gồm phần lễ với các nghi thức: Lễ cáo yết, Lễ rước kiệu và Lễ Kị Nhật Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và khai mạc Lễ hội. Phần hội có các trò chơi dân gian như: Thi đấu cờ tướng, bơi chải, đi cầu kiều, tổ tôm điếm…
Phát hiện tài liệu Hán Nôm triều Nguyễn ở Phú Yên
Các tài liệu viết bằng chữ Hán Nôm trên giấy dó, được biên soạn vào thế kỷ 19, dưới các triều vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức.