Ký kết Bản ghi nhớ về hỗ trợ trưng bày hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TPHCM
Chiều 10/4, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TPHCM phối hợp Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức chương trình ký Bản ghi nhớ về hỗ trợ trưng bày hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh tại bảo tàng. Đến dự có Đoàn Nghị sĩ Hoa Kỳ do Thượng nghị sĩ Jeff Merkley dẫn đầu, nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam; Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Nguyễn Thị Thanh Thúy.
Hồi ký “Nước mắt và niềm vui” - những năm tháng chiến đấu hào hùng trên chiến trường miền Đông
Ngày 24/3, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức buổi ra mắt hồi ký “Nước mắt và niềm vui” (NXB Hội Nhà văn) của Trung tá Vũ Thành Trung, viết về những năm tháng chiến đấu hào hùng trên chiến trường miền Đông.
Nữ anh hùng Trần Thị Mai: "Chiến đấu vì sự độc lập của Tổ quốc, vì tự do của nhân dân…"
Đó là nữ biệt động Trần Thị Mai nổi tiếng với ba lần đánh bom vào sào huyệt của địch, hai lần bị giặc bắt, cầm tù và tra tấn dã man nhưng thà chết không khai…
Tọa đàm, giao lưu, vinh danh Trung tướng Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên với Trường Sơn huyền thoại
Ngày 28/2, Hội Truyền thống Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh Việt Nam, Ban liên lạc Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh TPHCM phối hợp Thành đoàn TPHCM tổ chức chương trình “Tọa đàm, giao lưu, vinh danh Trung tướng Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên với Trường Sơn huyền thoại”, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của đồng chí Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (1/3/1923-1/3/2023).
Ai là người vợ miền Nam trong tuyệt phẩm Gửi người vợ miền Nam của Nguyễn Bính?
Sau khi tôi đưa bài Nguyễn Bính và Lê Duẩn, có bạn điện hỏi tôi: Nguyễn Bính có hai người vợ miền Nam vậy người nào là đối tượng của bài thơ nổi tiếng Gửi người vợ miền Nam?
Nước mắt của biệt động Sài Gòn
Tôi quen biết bà đã lâu, được nghe bà kể về cuộc đời chiến đấu của mình và đồng đội ở thành phố Sài Gòn này trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước thật thích thú. Tên bà là Vũ Minh Nghĩa, bí danh Chính Nghĩa, người con gái Củ Chi gan dạ, chiến sỹ biệt động Đội 5 của Biệt động Sài Gòn khi xưa.
Kỷ niệm 55 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968 - 2023): Chiến sỹ biệt động kể chuyện Tết Mậu Thân
Một ngày đầu xuân năm Quý Mão, chúng tôi về thôn Bắp Má, xã Hương Lạc (Lạng Giang, Bắc Giang) nghe cựu Thiếu tá biệt động Nguyễn Văn Nam, 83 tuổi kể chuyện về Tết Mậu Thân 1968 ông từng tham dự ở Sài Gòn và vẫn cho rằng đó là cái duyên do trời định, đã đưa ông từ một thanh niên nông thôn ở miền Bắc trở thành chiến sỹ biệt động Sài Gòn trong những năm đánh Mỹ.
Garage Tự Lực: Cơ sở cách mạng nằm trong hệ thống các “căn cứ bảo đảm” của Biệt động Sài Gòn
Đó là nhận định của PGS.TS Phan Xuân Biên, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Thư ký Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định, khi nói về Garage Tự Lực tại địa chỉ 499/20 đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 13, Quận 10. Nhiều ý kiến của các nhân chứng lịch sử, nhà khoa học cũng khẳng định giá trị lịch sử của cơ sở cách mạng này trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho đồng chí Lê Văn Triết
Sáng 12/1, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM đã dự và trao huy hiệu 75 năm tuổi Đảng đợt 3/2/2023 cho đồng chí Lê Văn Triết, đảng viên Chi bộ 5C thuộc Đảng bộ phường Võ Thị Sáu, Quận 3.
“Mậu Thân 1968 - Một thiên hùng ca”- bồi đắp lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho tuổi trẻ
Tại Đường sách TP, Thành Đoàn TPHCM phối hợp cùng Nhà Xuất Bản trẻ tổ chức chương trình giao lưu và giới thiệu quyển sách “Mậu Thân 1968 - Một Thiên hùng ca”.
Tại sao chúng ta không được đọc Hồi ký của trùm mật vụ VNCH Trần Kim Tuyến?
Về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam, các nhà báo phương Tây đã từng viết: Thật kỳ lạ, chưa có ở đâu chứng kiến một cuộc chiến ác liệt, lâu dài như ở đây. Nơi đó, một bên là con người chống lại, bên kia là sự hùng mạnh của vũ khí, khoa học công nghệ tiên tiến.
Những người hàng xóm của tôi giơ tay lên trời, vít cổ máy bay Mỹ trong 12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không
Tôi là CCB, lính Hải Quân nhập ngũ 1972, nhưng nhiều năm nay sinh sống tại khu tập thể bộ đội Phòng Không Hòa Mục. Khu đất này những năm đánh Mỹ là sở chỉ huy của sư đoàn 361 Phòng không.
Cuộc chiến đấu bảo vệ kho xăng dầu Đức Giang (Hà Nội - Năm 1972) - Một sự kiện không thể quên!
Trong lịch sử đấu tranh chống Mỹ hào hùng của dân tộc ta, chữa cháy Tổng kho xăng dầu Đức Giang, Hà Nội là một "sự kiện" không thể quên được vì nó mang những ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ thể hiện ý chí quật cường “lòng gang dạ sắt” của quân và dân Thủ đô mà còn đánh dấu sự trưởng thành mạnh mẽ của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong những ngày máu lửa năm 1972...
Trung úy Phạm Hữu Thậm - Một người lính chiến trận và Anh hùng bị lãng quên
Cựu chiến binh Phạm Hữu Thậm sinh năm 1945 tại thôn Huề Trì, xã An Phụ, huyện Kinh Môn (nay là phường An Phụ, thị xã Kinh Môn) tỉnh Hải Dương. Nhập ngũ tháng 4 năm 1968, chỉ qua huấn luyện tân binh 2 tháng, đã cùng đơn vị hành quân vào chiến trường miền Nam và được biên chế vào Đại đội 14, Trung đoàn 38, Sư đoàn 2, Quân khu 5.