Cây dương trên mảnh đất anh hùng
Trong chuyến công tác, chúng tôi có dịp xuôi về làng Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, địa danh được nhắc đến nhiều trong các tác phẩm của nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung Thành trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một địa danh “rạng ngời” với vinh dự được Nhà nước trao tặng 3 lần danh hiệu Anh hùng, một nơi có hơn 154 mẹ Việt Nam anh hùng và 1.367 liệt sỹ, một con số đáng thán phục mà Bình Dương đã giành trọn cho non sông.
Trở về Bình Dương hôm nay, chúng tôi vinh dự được đồng chí phó Chủ tịch UBND xã Bình Dương - Phan Phước Sơn làm “hướng dẫn viên du lịch” giới thiệu về các điểm di tích trong làng, rồi dẫn đến các nhà mẹ Việt Nam anh hùng để nghe các Mẹ kể về chuyện thời chiến cùng hai cây dương liễu “thần kỳ” bảo vệ cách mạng. Trong những câu chuyện kỳ bí, đồng chí Sơn không ít lần nhắc tới hai cây dương thần kỳ đã vươn mình hơn 100 năm qua và trở thành “nhân chứng sống” cho tình thần đấu tranh quật khởi cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và dân mảnh đất này.
Nhìn hai cây dương liễu sừng sỡ, đồng chí Sơn nói trong niềm tự hào: Vào những năm 1970, khi cuộc chiến tranh đang trong giai đoạn khốc liệt nhất, vùng đất đông Thăng Bình trong đó trọng điểm là xã Bình Dương được quân đội Mỹ đến và giày xéo mạnh nhất, chúng “dồn dân” “lấp ấp”, tạo thành một vành đai bao vây vùng căn cứ. Khi đó, cách mạng của ta lui về phía Đông lấy hai cây dương liễu này làm nơi ẩn náu, phát triển trong lòng địch. Từ đó, người dân và quân cách mạng thường gọi tên là “căn cứ lõm” bàu Bính. Ông Phúc còn cho biết thêm “Bàu Bính - người ta nghe như là một vùng trũng sâu, xung quanh bao vây bởi đồi núi nhưng thực tế là một đồi cát trắng, mà quân và dân cách mạng đã dùng hai cây dương liễu trên làm điểm tựa, ẩn nấp cho mình suốt chiều dài cuộc kháng chiến”.
Nhắc đến cây dương liễu, mẹ Khoát – mẹ Việt Nam anh hùng với 4 người con là liệt sĩ kể thêm “Vùng đất này trước chiến tranh, phủ màu xanh bạt ngàn của cây dương liễu. Khi chiến tranh, vùng này chiến sự ác liệt. Địch lấn chiến, chúng dùng bom, dạm dược, thâm chí cả máy xúc, máy đào, cày nát. Chúng quyết biến đất này thành vùng bình địa hay một “sa mạc chết”. Những đồi cát trắng xóa, trơi trọi, hoang vắng và không có sự sống. Nhưng khi chúng tiến hành xóa sổ hai cây dương liễu thì đều bị trở ngại”.
Hai cây dương “thần” vươn mình chống chọi giặc Mỹ
Theo chân đồng chí Phan Phước Sơn chúng tôi được tận mắt nhìn về “căn cứ lõm” năm xưa, nơi hai cây dương liễu một thời vươn mình chịu mưa bom bão đạn. Để tỏ lòng biết ơn của hai cây dương này, người dân gọi cái tên rất trìu mến “cây dương ông, cây dương bà”. Xuôi về câu chuyện “cây dương thần”, ông Sơn kể: “Hồi đó dưới hai gốc dương này là những căn hầm bí mật che chở cho hàng trăm chiến sỹ cách mạng, quân du kích… an toàn. Và nơi thường diễn ra những cuộc họp quan trọng của các lãnh đạo tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ bàn việc nước”.
Đứng trên vùng căn cứ lõm năm xưa, ông Sơn nhìn xa rồi, chỉ tay về các hướng, cho biết: “Hồi đó quân đội Mỹ, Ngụy đã đóng 4 đồn bốt bao vây “căn cứ lõm” gồm có đồn Ông Hộp ở thôn 1 phía Tây, đồn ông Cà ở thôn 2 ở phía Bắc, đồn ông Mong ở thôn 3 ở Đông, đồn đối ở thôn 5 ở phía Nam, ngoài ra còn có quân Nam Triều Tiên ở dưới bờ biển xã Duy Hải của huyện Duy Xuyên. Đã nhiều lần chúng đến càn quét, san ủi vùng đất này bằng bom đạn, không có mầm sống... Thế mà hai cây dương “thần” này thì chúng chịu”. Quận đội Mỹ đã huy động bom hạng nặng, bom xăng… để hòng “giết chết” hai cây dương thần này nhưng đều bại trân.
Có lúc hai cây Dương này xơ xác, tiêu điều, thân cây “dính” những loạt bom đam của kẻ thù nhưng cây vẫn sống. Bất khuất, rắn chắc, vươn mình chống đỡ bom đạn. Địch điên cuồng bắn phá, cố triệt hạ hai cây dương “thần” tới cùng. “Hồi đó, có lần chúng huy động 12 nghìn quân, 170 xe tăng và bọc thép gồm có quân Mỹ, Ngụy và Đại Hàn, chúng quyết húc đổ, bắn cháy cây dương thần nhưng đều thất bại. Có lần xe ủi vào đến tận gốc cây thì bị đứt xích, chúng trèo lên cây chặt phá thì bị rớt xuống gãy chân…”
Ông Sơn nhớ lại: Những năm 1969 – 1970 chúng ra sức càn quét, san ủi vùng đất Bình Dương thành một sa mạc chết, chỉ còn hai cây dương liễu ở trên quá đồi này vẫn sừng sững, hiên ngang, phí khách, vươn cao mà chúng không san được. Nó đã trở thành biểu tượng bất khuất, bất diệt. Trong những lúc khó khăn, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ xâm lược, từ các nơi nhìn về, kể cả cán bộ, bộ đội từ chiến khu và đồng bào trong vùng địch, thấy cây dương còn đứng đó, giữa vùng đất lửa, không gục ngã, là còn niềm tin: cây dương còn - Cách mạng còn, Ðảng còn.
Cây dương thần trở thành "điểm tiền tiêu” cho quân và dân cách mạng, đi đâu, ai muốn về lại căn cứ lõm đều nhìn hai cây dương thần đinh hướng. Ngồi với Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Khoán (91 tuổi), Mẹ bồi hồi kể “Hồi đó, đi qua vùng này hoang vắng lắm, ban đêm đi qua là rung rợm hết người. Rứa mà chiến sỹ trong căn cứ lõm cứ đi vào “ấp” liên lạc thông tin, lấy thực phẩm… Riêng Mẹ, hồi đó cũng người mẹ dũng cảm thường lần mò ban đêm ra căn cứ lõm mang miếng khoai, bát cháo của chiến sỹ cách mạng”. Có lẽ dưới 2 gốc cây Dương này là nơi hội tụ nghĩa khí, dám sống, dám chết, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.
Khi hỏi hai cây dương “thần” có từ khi nào? Có người nói hai cây Dương đã sống gần trăm năm, nhưng Mẹ Khoán cho biết: “Khi Mẹ còn nhỏ thì đã thấy hai dương đó rồi. Hồi đó thanh niên trong làng thường ra chơi bên gốc cây đó, thi thố hát hò. Người dân tâm linh nên họ đặt tên cho hai cây dương đó là cây dương thần như thần hộ mệnh che chở cho làng bởi trận thiện tai, dịch bênh… Những người sống gần xung quanh đã quyên góp tiền, công sức, lập nên miếu thờ. Đã qua bao đời trong làng, cứ đến ngày rằm và cuối tháng lại thắp hương ở hai miếu này.
Những ngày chiến tranh ác liệt ấy, hai cây chịu đựng hàng ngàn tấn bom thế mà trên ngon cây vẫn có đôi chim sáo bay về làm tổ, rồi sinh con đẻ cái. Bám trụ cùng quân và dân vùng “căn cứ lõm” chiến đấu đến cùng, danh lại từng mét đất. Làm câu chuyện về hai cây dương thần càng thêm sinh động kỳ bí hơn. Chiến tranh trôi qua, tổ chim ấy vẫn còn trên ngọn cây và tiếp tục sinh sôi nảy nỡ. Giống người làng Bình Dương, họ quay về để xây dựng cuộc sống mới trên “vùng sa mạc chết”. Những cây dương con được trồng và lớn lên phủ một màu xanh bạt ngàn.
Rời làng Bình Dương, một mảnh đất anh hùng trong cuộc chia tay đầy tình cảm chân chất của những con người nơi đây. Tôi nghĩ rằng, câu chuyện về hai cây dương thần kỳ bí sẽ trở thành biểu tượng cho khí phách, hiên ngang, dám xả thân vì nghĩa lớn cho quân và dân người làng Bình Dương sẽ là niềm tự hào mãi mãi cho các thế hệ mai sau.