Sau khi thực dân Pháp xâm lược, ngày 29/12/1899 Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên, trung tâm tỉnh lỵ được đặt tại khu vực An Sơn (một vùng đất thuộc xã Tích Sơn – Khu đồi cao ngày nay). Tên gọi Vĩnh Yên được chính thức bắt đầu từ đây (Tên gọi Vĩnh Yên là tên ghép bởi 2 chữ đầu của phủ Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc). Lúc đó Vĩnh Yên gồm có 5 làng cổ: Sơn Cao (Sậu), Sơn Tuyền (Khâu), Đắc Thư (Hạ), Đồng Thái (Tiếc) và làng Đậu.
Vĩnh Phúc: Vùng đất cổ Vĩnh Yên xưa và nay
27/08/2019 23:12
Theo Cổng thông tin điện tử TP Vĩnh Yên: Vĩnh Yên là một vùng đất được hình thành sớm trong lịch sử, từ ngàn xưa đã có con người sinh sống.
Một góc thành phố Vĩnh Yên
Thời Hùng Vương thế kỷ VII đến năm 210 TCN, khu vực Vĩnh Yên thuộc bộ Văn Lang, từ năm 210 đến năm 179 TCN thuộc Bộ Mê Linh.
Thời phong kiến Vĩnh Yên thuộc quận Giao Chỉ, sau đó thuộc quận Phong Châu, rồi trấn Tuyên Quang, trấn Sơn Tây.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược, ngày 29/12/1899 Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên, trung tâm tỉnh lỵ được đặt tại khu vực An Sơn (một vùng đất thuộc xã Tích Sơn – Khu đồi cao ngày nay). Tên gọi Vĩnh Yên được chính thức bắt đầu từ đây (Tên gọi Vĩnh Yên là tên ghép bởi 2 chữ đầu của phủ Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc). Lúc đó Vĩnh Yên gồm có 5 làng cổ: Sơn Cao (Sậu), Sơn Tuyền (Khâu), Đắc Thư (Hạ), Đồng Thái (Tiếc) và làng Đậu.
Sau khi thực dân Pháp xâm lược, ngày 29/12/1899 Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập tỉnh Vĩnh Yên, trung tâm tỉnh lỵ được đặt tại khu vực An Sơn (một vùng đất thuộc xã Tích Sơn – Khu đồi cao ngày nay). Tên gọi Vĩnh Yên được chính thức bắt đầu từ đây (Tên gọi Vĩnh Yên là tên ghép bởi 2 chữ đầu của phủ Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc). Lúc đó Vĩnh Yên gồm có 5 làng cổ: Sơn Cao (Sậu), Sơn Tuyền (Khâu), Đắc Thư (Hạ), Đồng Thái (Tiếc) và làng Đậu.
Năm 1903 đô thị Vĩnh Yên được xác lập gồm 2 phố: Vĩnh Thành, Vĩnh Thịnh và 9 làng cổ là Cổ Độ, Bảo Sơn, Đạo Hoằng, Hán Lữ, Định Trung, Đôn Hậu, Khai Quang, Nhân Mỹ, Xuân Trường. Năm 1914 diện tích nội thị Vĩnh Yên rộng chưa đầy 2 km2.
Tháng 8/1946, Tỉnh uỷ Vĩnh Yên quyết định thành lập Thành uỷ Vĩnh Yên. Tháng 8/1947 do yêu cầu của kháng chiến Thành uỷ Vĩnh Yên giải thể.
Ngày 1/2/1955, Thị xã Vĩnh Yên được tái lập. Lúc này Thị xã gồm có 4 phố chính: Ngô Quyền, Lê Văn Duyệt, Trần Tân Phúc và xóm Dinh.
Tháng 3/1968, tỉnh Vĩnh Phú được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Lúc này Vĩnh Yên là một trong ba Thị xã của Tỉnh.
Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã thông qua Nghị quyết “Về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính 1 số tỉnh” trong đó “Chia tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ”. Ngày 01/01/1997 tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập, thị xã Vĩnh Yên trở lại là trung tâm tỉnh lỵ.
Ngày 18/8/1999 Chính phủ ra Nghị định số 72/1999/NĐ - CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, mở rộng thị xã Vĩnh Yên. Thị xã có thêm 3 đơn vị hành chính mới là phường Đồng Tâm, phường Hội Hợp, xã Thanh Trù.
Ngày 01/12/2006, Chính phủ ra Nghị định số 146/2006/NĐ - CP về việc thành lập thành phố Vĩnh Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của Thị xã. Thành phố có 5.080,21 ha diện tích tự nhiên và 122.568 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính gồm các phường: Ngô Quyền, Liên Bảo, Tích Sơn, Đồng Tâm, Hội Hợp, Khai Quang, Đống Đa và các xã Định Trung, Thanh Trù.
Chuẩn bị tới 120 năm (29/12/1899 - 29/12/2019) hình thành, đấu tranh, xây dựng và phát triển Vĩnh Yên luôn luôn xứng đáng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.
Phúc Vĩnh
Bạn đang đọc bài viết "Vĩnh Phúc: Vùng đất cổ Vĩnh Yên xưa và nay" tại chuyên mục Phương Nam.
Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.