
Gà là loài vật gắn bó với con người từ sớm
Hình tượng con gà đã gắn bó với nền văn hóa nước ta từ rất lâu, nó được xuất hiện cả trong truyền thuyết và trên các di vật khảo cổ. Đối với truyền thuyết, con gà “chín cựa” là một trong những lễ vật mà Vua Hùng yêu cầu hai chàng rể Sơn Tinh và Thủy Tinh phải dâng lên nếu muốn lấy nàng Mỵ Nương. Còn đối với lịch sử, hình tượng con gà đã xuất hiện trên các di vật khảo cổ, nhất là ở trống đồng Ngọc Lũ. Trên mặt trống đồng Ngọc Lũ hình ảnh con gà được chạm khắc rất nhiều và rõ ràng. Điều này cho thấy con gà đã sớm xuất hiện, gắn bó mật thiết với con người và văn hóa của người Việt cổ.
Gà là loài vật đại diện cho sự tươi sáng
Gà là loại vật có “ngũ đức”
“Đầu đái quan giả, Văn dã;
Nghĩa là: Trên đầu gà có mào, cổ nhân rất coi trọng điều này vì mào tượng trưng cho lễ nghi, cổ nhân coi áo mũ đường hoàng là Lễ, đây là đức Văn. Sau chân gà có cựa, đi lại đầu ngẩng cao, ngực ưỡn thẳng, trông cường tráng, uy vũ, đây là đức Võ; Gà còn bảo vệ con bằng mọi cách, không sợ cường địch, đây là đức Dũng; Gà có đồ ăn thì gọi đồng loại, đây là đức Nhân; Gà trực đêm không bỏ giờ, chuyên gáy báo sáng, đây là đức Tín.
Như vậy, với các lẽ trên mà con gà trống luôn xứng đáng được chọn làm vật tế trong các kỳ lễ, nó làm cầu nối tâm linh giữa người sống với người đã khuất, giữa người với thần. Từ xưa việc chọn, gà làm lễ vật được tuyển chọn khá kỹ càng. Nhất thiết phải là con gà trống, gà vừa nhú cựa, tức là gà còn “trinh”, và phải là màu đen hoặc trắng. Gà được chọn, làm sạch, luộc lên vừa độ chín để giữ được màu da và các đường huyết nhỏ ở trong da, sau đó được bày biện để dâng lên cúng tế.
Hoàng Kiểm