Anh Châu Thành Toàn hay còn gọi là kỷ lục gia thiện nguyện Châu Thành Toàn, hiện đang là điều dưỡng công tác tại Trung tâm y tế quận 1. Ngoài giờ hành chính làm việc ở cơ quan, thì 14 ngày nghỉ phép trong năm anh dành hết trọn hết cho thể thao dành người khuyết tật. Nhiều khi bị bệnh, đám giỗ mẹ…, nhưng anh cũng không dám nghỉ phép, vì nếu nghỉ thì sẽ không đủ thời gian để nghỉ khi giải thể thao diễn ra (vì giải thể thao hiện nay diễn ra ba đợt trong 1 năm ). Khi được hỏi vì sao anh lại quan trọng hội thao này như vậy, anh cho biết mình đã có thời gian đóng góp cống hiến hơn 20 năm dành cho thể thao người khuyết tật. Với thâm niên đó, anh Toàn thương các bạn và anh xem các bạn vận động viên như những người thân những người anh em, trong một đại gia đình lớn.
Cứ nhiều mùa trôi qua, những tháng ngày thanh xuân của anh, những ngày nghỉ phép ở cơ quan anh đều dành hết cho giải thể thao này. Hội thao được tổ chức ở đâu thì anh đều có mặt để tập huấn cho các bạn tình nguyện viên tại địa phương đó, nhiệm vụ của anh là tham gia quản lý tình nguyện viên ở tại địa phương nhằm hạn chế rủi ro thấp nhất cho các anh chị vận động viên tham gia thể thao. Vì theo anh Toàn, làm tình nguyện viên cho thể thao người khuyết tật không có giống như làm tình nguyện cho những chương trình khác. Nếu thái độ, hành động lời nói của mình bất cẩn thì cũng có thể làm cho các bạn vận động viên bị tủi thân và mặc cảm.
Mỗi một môn thi đấu thì mỗi kiểu tình nguyện lại khác nhau. Ví dụ như môn bơi lội, thì cần phải có các bạn tình nguyện viên nhanh nhẹn lanh lợi biết quan sát, vì khi thi đấu 50m về đích thì các bạn rất là mệt, cho nên lúc lên lại bờ sẽ rất cần sự động viên hay là có người hỗ trợ mang chân giả đến cho họ. Hay như môn bocia thì có các bạn là thiểu năng, nên các bạn luôn cần sự giúp đỡ, sự động viên nhiệt tình và chu đáo. Như môn điền kinh, thì cần phải có những bạn tình nguyện viên kham khổ chịu nắng, chịu mưa không ngại vất vả, vì thế các bạn tình nguyện viên điền kinh rất cực, nhưng lúc nào trên môi vẫn phải nở nụ cười.
Theo anh Toàn, khi gặp các bạn vận động viên, phải tươi cười chào đón, cách dẫn dắt ra sao, kiểu bồng bế thế nào... đều phải xuất phát từ tận đáy lòng của các bạn tham gia, vì giải thể thao này mang đậm tính chất nhân văn, tiếng cười và lời nói luôn mang tới cho người ta sự cảm thông và hạnh phúc. Do đó, lời ca - tiếng hát của anh Toàn luôn vang vọng ở trong các giải thi đấu, nó mang tới cho các anh chị vận động viên một niềm vui và sự cảm thông sâu sắc. Ngoài ra anh Toàn còn vận động anh Trần Kiến Minh (một người anh kết nghĩa) ủng hộ những bao lì xì nhỏ, tuy nhỏ thôi nhưng đó là tấm lòng của tất cả mọi người, tấm lòng của nhóm SV2022 dành cho sự cố gắng của các anh chị vận động viên khi đến tham gia giải thể thao dành cho người khuyết tật.
Vậy đó, những ngày phép của anh Châu Thành Toàn là một chuỗi “thanh xuân rực rỡ" của hành trình thiện nguyện rất dài và đầy tâm huyết dành cho thể thao người khuyết tật. Ngọn lửa nhiệt huyết đó vẫn cháy và cháy mãi để cuộc đời lúc nào cũng niềm vui tại đây. Với sự hăng say đóng góp suốt 20 năm hơn đó, anh Châu Thành Toàn đã vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vì những đóng góp tích cực cho nền thể thao khuyết tật Việt Nam.