Các di tích mới được xếp hạng gồm: Cầu Mống (đường Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1), mộ cổ họ Lâm (55C Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), Đền thờ Hùng Vương (khuôn viên Thảo Cầm Viên, quận 1), Hội quán Tam Sơn (118 Triệu Quang Phục, phường 11, quận 5), Chùa Giác Hải (1017/3 Hồng Bàng, quận 6), Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh (quận 3), trường THPT Marie Curie ( quận 3), trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5), trường THCS Hồng Bàng (quận 5), Mộ ông Nghị viên địa hạt Đặng Tân Xuân (quận 9).Dịp này, Sở VH-TT TP.HCM cũng trao danh hiệu Nghệ nhân ưu tú cho các nghệ nhân có cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể của TP.HCM: Đức Dậu, Đoàn Văn Dũng, Đàng Quang Dũng, Lương Tấn Hằng, Nguyễn Tấn Nhì, Lê Hoàng Tấn, Lê Khắc Tùng, Phạm Thị Tuyết, Phạm Công Tỵ, Lưu Kiếm Xương, Nguyễn Thị Hồng Vanh, Trương Hán Minh, Trương Lộ, Lý Khắc Nhu, Nguyễn Thanh Vân và Nguyễn Thế Viên.
Hiện nay, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 165 công trình, địa điểm đã được xếp hạng di tích, trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 57 di tích quốc gia, 107 di tích cấp thành phố. Ngoài ra, thành phố còn có 03 loại hình di sản văn hóa phi vật thể đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghệ thuật đờn ca tài tử TP Hồ Chí Minh, Hát ca trù TP Hồ Chí Minh, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ.
Riêng hát Ca trù được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp năm 2009, Đờn ca tài tử Nam bộ được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2013 đã được phổ biến rộng khắp trên địa bàn thành phố.