Tháp cổ Vĩnh Hưng - tháp cổ nghìn năm ở miền Tây
25/02/2016 15:30
Theo quốc lộ 1A, từ Bạc Liêu hướng Cà Mau 5km, đến cầu Sập, rẽ theo lối đi chợ Vĩnh Hưng là đến tháp Vĩnh Hưng - di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Tháp Vĩnh Hưng phát hiện năm 1911, được nhà cầm quyền thời đó xếp hạng thứ 14 trong danh mục các di tích lịch sử ở Nam kỳ. Sau đó tháp còn có nhiều tên gọi khác như; tháp Lục Hiền, tháp Bhah Dhat...Ảnh baclieu.gov.vn
Trong thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học đã phát hiện tấm bia khắc chữ Phạn ghi rõ tháng 814 tương ứng với năm 892 (sau CN) ở chùa cạnh tháp. Ảnh TTXVN
Tháp Vĩnh Hưng được dựng trên một doi đất, chân tháp hình chữ nhật, một cạnh dài 5,6m; cạnh kia dài 6,9m, cao 8,9m xây bằng gạch ghép khít lại (không nhìn thấy vữa kết dính). Ảnh TTXVN
Tháp có cấu trúc khá đơn giản, có một gian hình chữ nhật, tường dày, nóc cao uốn thành vòm với một cửa chính. Trong tháp có: một bàn tay tượng thần bằng đồng; một phần thân dưới của tượng nữ thần; tượng nữ thần bằng đá xanh; tượng nữ thần Brahma mặt bằng đồng; đầu tượng Phật bằng đồng... và một số vật thờ khác. Ảnh TTXVN
Với những giá trị vốn có ấy, tháp Vĩnh Hưng đã và đang được tu bổ nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của một di tích kiến trúc nghệ thuật tầm cỡ quốc gia. Di tích được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1992. Ảnh zing.vn
Bộ Linga và Yoni bằng đá tượng trưng cho âm và dương, trời và đất trong tháp cổ. Ảnh TTXVN
Trang Trang (Tổng hợp)
Bạn đang đọc bài viết "Tháp cổ Vĩnh Hưng - tháp cổ nghìn năm ở miền Tây" tại chuyên mục Di sản.
Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.
Cùng chuyên mục
Mới cập nhật
Bảo tồn, phát huy bản sắc Văn hoá các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
10 giờ trước Phát triển
Con Cuông là huyện miền núi cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An. Có Quốc lộ 7A đi qua dài 32 km, có đường biên giới với nước bạn Lào dài 61,8km. Toàn huyện có 13 xã, thị trấn, có 115 thôn, bản, khối, xóm. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 174,451 ha, dân số 77.577 người, 18.396 hộ, có 7 dân tộc cùng chung sống bao gồm: Thái, Kinh, Thổ, Mường, Hoa, Nùng, Khơ Mú, trong đó dân tộc Thái chiếm hơn 70%, dân tộc Kinh chiếm 23.9%, dân tộc Thổ chiếm 5%, các dân tộc khác chiếm 0.74%; các dân tộc Nùng, Hoa, Mường, Khơ Mú chiếm số ít (1).
Lễ trao áo blouse trắng cho sinh viên ngành Y đa khoa khóa 12 và 150 sinh viên lớp Đại học Y khoa quốc tế khóa 1
10 giờ trước Phương Nam
Ngày 21.11, Trường đại học Nam Cần Thơ tổ chức lễ trao áo blouse trắng cho sinh viên ngành Y đa khoa khóa 12 và 150 sinh viên lớp Đại học Y khoa quốc tế khóa 1.
Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông
11 giờ trước Phương Nam
Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.
Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Thúc đẩy việc quản lý di sản theo hướng bền vững, hài hòa
12 giờ trước Phát triển
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, với đa số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội thống nhất thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Kế hoạch xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7
12 giờ trước Phương Nam
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đã ký Quyết định số 3574/QĐ-BVHTTDL về việc ban hành Kế hoạch xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7.
Ra mắt Văn phòng Đại diện Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển tại Hải Phòng
12 giờ trước Phương Nam
Sáng ngày 26/11/2024, Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển đã tổ chức Lễ ra mắt Văn phòng Đại diện tại Hải Phòng. Trụ sở Văn phòng đại diện đặt tại số 1/686 Thiên Lôi, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng.
Du lịch trải nghiệm bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở Bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình
23 giờ trước Phát triển
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế - xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. Trong chủ trương chung đó, vấn đề gắn giữa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa với phát triển kinh tế du lịch vùng dân tộc miền núi đang nổi lên như một yêu cầu bức thiết. Bởi vì, nếu giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng đời sống văn hóa ở các địa phương miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Thầy giáo tâm huyết với phong trào thể dục thể thao của địa phương
23 giờ trước Phương Nam
Nhắc đến môn điền kinh ở Kiên Giang người ta nhớ ngay đến thầy Trần Thanh Phương ở huyện Châu Thành. Thầy Thanh Phương cùng với học trò của mình đã lần lượt chinh phục hàng loạt huy chương điền kinh ở khắp các huyện, tỉnh, thành và trong cả cuộc thi cấp quốc gia.
Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch
1 ngày trước Di sản
Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 3534/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức triển khai Kế hoạch "Bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương, khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch.
Tây Ninh: Tập huấn đưa di sản đồng bào dân tộc thiểu số kết nối với hành trình phát triển du lịch
1 ngày trước Di sản
Sáng 24/11, tại UBND huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh), Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tập huấn mô hình Di sản kết nối gắn với các hành trình du lịch để phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) với Lễ hội Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer.