Sự kiện nổi bật: Xuất bản, phát hành bộ truyện cổ tích thời hiện đại BI BI VÀ MẶT ĐEN

11/09/2016 21:12

Theo dõi trên

Sáng nay (11/9), tại Phòng họp A1, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số 51 Ngô Quyền, Hà Nội, Nhà xuất bản Dân trí, Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam, Công ty cổ phẩn Báo chí Truyền thông M.I.N Group phối hợp tổ chức Lễ Phát hành bộ truyện cổ tích thời hiện đại BI BI VÀ MẶT ĐEN của nhà văn Phạm Việt Long, do NXB Dân trí xuất bản vào tháng 8 năm 2016 và do Công ty cổ phẩn Báo chí Truyền thông M.I.N Group cùng phát hành.

BI BI VÀ MẶT ĐEN là bộ truyện về cuộc sống đương đại, kể theo phong cách cổ tích, kết hợp các yếu tố thật và ảo, với 2 nhân vật đi suốt truyện nhưng mỗi truyện là một câu chuyện riêng biệt, được tổ chức thành 5 cuốn, mà không gian văn hóa là 4 vùng văn hóa khác nhau: thành phố, nhà quê, đồng rừng, và vườn cổ tích.

Tới dự có đông đảo các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà khoa học, nhà giáo dục, điện ảnh, đại diện cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và Hà Nội.
 
 
GS Hoàng Chương (thứ tư từ trái sang) chủ trì Lễ phát hành bộ truyện cổ tích thời hiện đại BI BI & MẶT ĐEN của Nhà văn Phạm Việt Long. Ảnh: Tiến Dũng
 
Đánh giá về việc xuất bản, phát hành bộ truyện cổ tích thời hiện đại  BI BI VÀ MẶT ĐEN, GS Hoàng Chương, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc nêu rõ: Nhà văn Phạm Việt Long là một nhà văn đặc biệt, vì nhà văn làm việc với tôi, vừa là nhà văn vừa là nhạc sĩ, nhà báo đều làm tròn chức trách của mình. Đặc biệt là nhà văn có một lối viết kỳ lạ, đem đến kết quả cũng rất lạ lùng. Đó là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhà văn Phạm Việt Long chỉ có ghi thôi, cuối cùng lại cho ra một tác  phẩm cực kỳ có giá trị đó là tập sách Bê Trọc mà hội xuấn bản, hội nhà văn đã có giải thưởng rồi. Nhà văn Phạm Việt Long đã tái bản. Đây là cách làm việc của  một nhà văn hết sức chắm chút trong ghi chép. Bất kỳ trong một giây phút nào ở đâu cũng ghi chép lại. Tại cơ quan, anh Phạm Việt Long hiện là Tổng biên tập Tạp chí điện tử Văn hiến thuộc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam. Tôi nói với các nhà báo, nhà văn ngồi ở đây hôm nay :’Các anh phải học tập nhà văn Phạm Việt Long. Các anh lười ghi chép lắm. Nhà văn Phạm Việt Long bất kỳ cuộc họp nào, bất kỳ ai phát biểu đều ghi chép, đó là tư liệu để dùng sau này viết ra sách. Những bộ sách của Phạm Việt Long hết sức sống động.
 
 
Nhà văn Phạm Việt Long phát biểu giao lưu với bạn đọc và trả lời các câu hỏi của PV. Ảnh: Tiến Dũng
 
Tôi hết sức ngạc nhiên sau khi anh Phạm Việt Long tặng tôi ngồi đọc và tôi cũng hết sức ngạc nhiên với một cách viết kỳ lạ nữa đó là kể cho cháu mình nghe rồi ghi âm để viết ra thành sách ngàn trang hơn 5 tập như vậy. Đây là một tấm gương lớn trong việc sáng tác cho thiếu nhi. Ngày xưa có nhà văn Võ Quảng, Phạm Hổ là những là văn viết về thiếu nhi nhưng cách viết của nhà văn Phạm Việt Long là một cách viết hết sức chân thực, ghi chép từ cuộc đời thực nhưng trong sức tưởng tượng của nhà văn có sức tưởng tượng kỳ lạ mà tôi cho rằng không ai có thể làm như thế được. Tưởng tượng ra sáng tác ngay, tại chỗ kể chuyện cho cháu mình những câu chuyện hấp dẫn thiếu nhi.
 
Trong thời điểm hiện tại văn nghệ sĩ viết về thiếu nhi ít quá, ngày xưa thì viết nhiều nhưng giờ có thể nói mảng này thưa vắng lắm. Tôi phụ trách vấn đề văn hóa giao thông khi phỏng vấn thấy thiếu nhi sao hay vi phạm giao thông vậy, vì các cháu không được giáo dục từ đầu, từ trong nôi. Bộ sách của Phạm Việt Long góp phần giáo dục thiếu nhi sống như thế nào. Yêu cha, yêu mẹ, yêu ông bà, tổ quốc, yên nhân dân.
 
 
Biểu diễn bài hát thiếu nhi do Nhạc sĩ Phạm Việt Long sáng tác.
 
Trong câu chuyện anh Phạm Việt Long kể ra tôi cho rằng trong thời điểm này, chúng ta rất cần giáo dục thiếu nhi. Sai lầm của người lớn bắt đầu từ đứa trẻ không được giáo dục thì lớn lên sao có thể giáo dục được. Vi phạm giao thông lúc lớn vì lúc bé không được giáo dục. Nhà văn Phạm Việt Long đem truyện đến cho các cháu ngoài giải trí cũng là giáo dục.
 
Nhà văn Phạm Việt Long còn có tài nữa là sáng tác, trong đó sáng tác cho thiếu nhi đều là những bài hát hay, cần phải phổ cập, phổ biến, quảng bá trên truyền hình, nhiều kênh phương tiện truyền thông khác vì nhưng bài hát đó rất tốt cho tâm hồn trẻ thơ.
 
 
Nhà văn Phạm Việt Long tăng hoa các cháu thiếu nhi hát những bài do ông sáng tác nhân Lễ phát hành bộ truyện cổ tích thời hiện đại BI BI & MẶT ĐEN. Ảnh: Tiến Dũng
 
Tóm lại, việc ra mắt bộ sách BIBI và MẶT ĐEn 5 tập của nhà văn Phạm Việt Long trong thời điểm này hết sức có ý nghĩa. Trong hoàn cảnh trung ương đảng nhấn mạnh vấn đề giáo dục con người, xây dựng con người. Xây dựng con người ở đâu? Phải xây dựng con người từ bé. Từ khi mới lọt lòng, lớn lên mới thành con người tốt. Nói xây dựng con người chung chung là không được phải có phương pháp. Nhà văn Phạm Việt Long ra đời bộ sách là đóng góp lớn cho hoạt động giáo dục thiếu nhi. Trong những ngày Trung thu này mà ra mắt được một bộ sách hết sức có ý nghĩa thì chúng ta phải có trách nhiệm giới thiệu nó, quảng bá nó rộng hơn nữa, nhất là những nhà văn, nhà báo có mặt hôm nay. Chắc chắn chúng ta là những người đầu tiên quảng bá công trình này, bộ sách đầy ý nghĩa này.
 
Tôi xin thay mặt cho ban tổ chức chúc mừng nhà văn Phạm Việt Long và cảm ơn quý vị đến dự buổi lễ hôm nay thành công tốt đẹp.
 
Nhà thơ Nguyễn Phan Hách trong lời giới thiệu "Bi Bi và Mặt Đen" đã chỉ rõ:  “Văn học thiếu nhi có đặc thù của nó, cổ tích của Phạm Việt Long kế thừa các yếu tố của cổ tích Việt Nam, của Ăng Đéc Xen, truyện cổ Gờ Rim, pha trộn với truyện sinh hoạt đời sống hôm nay - không có tay nghề vững không điều khiển nổi. Một ngàn trang truyện của Phạm Việt Long không quá nhiều với các em. Giọng văn trong trẻo, tươi xanh, mạch lạc giản dị, anh đã tặng cho tuổi thơ món quà quý giá”.
 
Trong phần Dẫn nhập, sự xuất hiện của cô bé Bi Bi khiến người đọc cảm động đến rơi nước mắt, sự ra đời của cô bé Bi Bi sinh non thiếu tháng, nhưng vượt qua rất nhiều thử thách, cuối cùng cô bé Bi Bi đã trở thành một cô bé bình thường, tất cả là nhờ sụ kỳ diệu, và hơn hết, đó là sự quan tâm hết lòng của đại gia đình Bi Bi, và sự quan tâm tận tình của các y bác sỹ cũng như nhờ vào y học hiện đại ngày nay. Cô bé Bi Bi xuất hiện qua ngòi bút của tác giả Phạm Việt Long khiến cho người đọc ngỡ ngàng và cảm thấy thú vị, vô cùng thích thú.
 
Bỏ Bỉm có yếu tố của tiểu thuyêt chương hồi.
 
Tiểu thuyết chương hồi, cái kết của mỗi chương: “xem hồi sau sẽ rõ”. Có rất nhiều câu chuyện trong Bỏ Bỉm được tác giả đề cập đến, người đọc cứ tưởng câu chuyện qua đó đã kết thúc, nhưng qua vài câu chuyện, nội dung của mấy câu truyện trước đấy lại được đề cập đến, ví dụ như truyện "Đồng hồ sinh học – bữa ăn" (trang 55) kể về chuyện Bi Bi ăn uống thiếu nền nếp, nhưng sau đó đã ăn uống đúng giờ sinh học. đến truyện "Cơm cũng tiếp sức" (trang 62) kể về việc Bi Bi  đã chiến thắng giặc ốm, khỏe lại  và đi đến lớp mẫu giáo. Vẫn đề cập đến chuyện ăn uống, "Bi Bi lười ăn" (trang 116), nhưng nghe lời ông Ngoại và bác sỹ, Bi Bi đã ăn uống một cách ngon lành, đúng khoa học. Đến truyện "Ăn uống điều độ" (trang 142), cô bé Bi Bi ăn uống một cách ngon lên, đều hơn. Và rồi Bi Bi béo dần lên.
 
Đan xen những câu chuyện trên là những câu chuyện kể khác đầy thú vị như: Cái bánh bướng bỉnh; Cái chổi hiện đại; Ngày Bi Bi bị quên; Bi Bi tủi thân; Bi Bi học chữ v.v…
 
 
Nhà thơ Nguyễn Phan Hách giới thiệu bộ truyện "Bi Bi và Mặt Đen" tại lễ phát hành sáng 11/9/2016. Ảnh: Tiến Dũng
 
Truyên cổ tích thường bắt đầu từ "Ngày xửa ngày xưa"… nhưng với những câu chuyện kể trong "Bỏ Bỉm" như "Cái Bỉm" (trang 29), tác giả Phạm Việt Long không kể về những chuyện ngày xửa ngày xưa có yếu tố thần thoại, thần kỳ, mà "Cái Bỉm" là một truyện rất thực tế, đúng là ngày xưa làm gì có cái bỉm, và bây giờ nhờ có Cái bỉm mà trẻ em không còn sợ bị đái dầm khai thối nữa!
 
Và đến gần cuối tập truyện, thì "Bi Bi bỏ bỉm" (trang 202), cô bé Bi Bi qua ngòi bút của tác giả Phạm Việt Long, bắt đầu lớn dần và làm được một số việc cho bản thân như tự đi vệ sinh, tự đánh răng rửa mặt, biết quan tâm đến ông bà Ngoại, nghe lời ông bà Ngoại để trở thành một cô bé ngoan. Kết thúc tập truyện "Bỏ Bỉm" là truyện Bi Bi lớn rồi (tramg 205). Cô bé Bi Bi bắt đầu hiểu biết, được ông Ngoại dạy học, dạy đọc, dạy viết, dạy nhạc, cô bé đến trường đi học cùng các bạn, và Bi Bi lớn rồi, rất nhiều việc làm đúng theo lời ông ngoại dặn dò, cho nên Bi Bi thấy thoải mái lắm.
 
Truyện "Bỏ Bỉm" đã kết thúc, nhưng vẫn còn rất nhiều truyện thú vị xoay quanh cô bé Bi Bi, và  rất nhiều truyện kể về cô bé Bi Bi và Mặt Đen, nhưng tất cả còn đang ở phía trước, tức là những tập tiếp theo, muốn biết sự việc kể về cô bé ra sao “đọc tiếp tập sau sẽ rõ”.
 
Bi Bi và Mặt Đen, là tiêu đề cho cả bộ truyện cổ tích thời hiện đại của tác giả Phạm Việt Long, trong tập truyện "Bỏ Bỉm" này, phải đọc đến truyện "Cơn giận của bà Thần Ngủ" (trang 154) thì Mặt Đen mới xuất hiện: “Khi bà Thần Ngủ bay đi, ông Thần Kể chuyện bắt đầu kể cho Bi Bi nghe câu chuyện về con Mực đi Công an, rồi bị thương… Cứ như vậy, câu chuyện về con Mực dũng cảm kéo dài tưởng như vô tận. Và kỳ lạ hơn nữa, là chính con Mực ấy, sau này lại sống thật cùng Mặt Đen và Bi Bi.” … Ông Thần kể tiếp chuyện cứu chữa cho con Mực rồi chuyện Mặt Đen và Bi Bi đến thăm Mực. như vậy hết cả tập truyện "Bỏ Bỉm" này Mặt Đen mới chỉ được nhắc đến tên, đúng như tiểu thuyết chương hồi: “đọc tiếp tập sau sẽ rõ”.
 
Sau "Bỏ Bỉm", bốn quyển tiếp theo là: Mặt Đen tia chớp; Chuồn chuồn cắn rốn; Khám phá rừng thiêng, và Thám hiểm vườn cổ tích, với bộ sách này, theo như tác giả Phạm Việt Long cho biết: “Các cháu đọc cũng tốt, mà phụ huynh đọc rồi kể lại cho các cháu tuổi mẫu giáo nghe cũng tốt. Khi kể, phụ huynh có thể thêm bớt, chuyển hướng câu chuyện cho phù hợp với hoàn cảnh gia đình, thì các cháu sẽ dễ tiếp thu hơn. Mong quý bạn đọc coi tập sách này như một món quà dành cho tuổi thơ”.
 
Đó là những lời chân thành nhất của tác giả. Với tập truyện cổ tích thời hiện đại này, chúng ta đã có những câu chuyện thú vị về Bi Bi và Mặt Đen. Tác giả đã dành nhiều tâm huyết để viết nên bộ truyện này, Một bộ truyện thú vị dành cho tuổi thơ, cho “trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai”.
 

PGS TS Mạc Văn Trang (ảnh trên) đã phân tích tác phẩm BI BI VÀ MẶT ĐEN dưới góc độ văn hóa, giáo dục cho rằng Nhà văn Phạm Việt Long là người ông tuyệt vời trong thời đại ngày nay. Nhà văn Phạm Việt Long “bật mí” cho biết, ông có đưa cháu ngoại rất thích nghe ông kể chuyện mỗi tối trước khi nó ngủ. Thế là với tình yêu thương cháu vô hạn, ông hóa thân thành “ông Bụt”, tối tối lại đem đến cho cháu những câu chuyện thấm đẫm chất cổ tích trong đời sống hiện đại; đưa cháu chìm vào giấc ngủ bình yên với những giấc mơ huyền ảo và thánh thiện. Còn ông, ông cũng chìm đắm, bay bổng với những câu chuyên mình tưởng tượng ra, hòa trộn vào thế giới trẻ thơ. Chợt ông nghĩ ra, dùng máy ghi âm ghi lại những câu chuyện ông đã kể cho cháu từ lúc nó 4 -5 tuổi đến lúc nó 10 -11 tuổi. Rồi ông “gỡ băng” thành ra bộ truyện, có tên chung là “Bi Bi và Mặt Đen”, in thành 5 tập với những tựa đề ngộ nghĩnh: “BỎ BỈM”, “CHUỒN CHUỒN CẮN RỐN’, “MẶT ĐEN TIA CHỚP”, THÁM HIỂM VƯỜN CỔ TÍCH”, "KHÁM PHÁ RỪNG THIÊNG”.
 
 Giữa Nhà văn Phạm Việt Long và đứa cháu đồng cảm, cùng suy tưởng để tạo thành tác phẩm 5 tập này, thể hiện tấm lòng của người ông đối với cháu, nêu một tấm gương về ứng xử, giáo dục con cháu. Nhà văn Phạm Việt Long đã ghi chép tưng ngày về sự trưởng thành của đứa cháu về tâm lý từ không đến có, hình thành điểm tựa từ đó trưởng thành. Nhà văn Phạm Việt Long theo dõi đứa trẻ, kể lại cho đứa trẻ nghe, chấp nhận được, đi cùng với sự trưởng thành của đứa trẻ. Hơn 200 câu chuyện kể lại cho cháu. Ông kể cho cháu bao giờ cũng trong lành, tốt đẹp. Khi đứa trẻ phản ứng lại, ông cũng điều chỉnh theo. Như chuyện con Mực đuổi bắt chuột. Mực bị đứt đuôi, thương quá. Ông lại nghĩ ra chuyện để kể cho cháu thương cảm. Ông đã tìm câu chuyện cho trẻ em tiếp thu, "tiêu hóa" được. Chuyện kể theo tư duy phát triển của đứa trẻ, phong phú, giáo dục trẻ em đồng cảm với thiên nhiên, con người, làm cho trẻn em lớn lên có đồng cảm, không vô cảm.
 
Hơn 200 câu chuyện của Nhà văn Phạm Việt Long đã kể cho cháu trong bộ truyện 5 tập dày hơn 1000 trang mới xuất bản chưa thể đánh giá hết được giá trị . Đó là sự kết tinh của tài năng, tâm hồn của nhà văn từng trải, chắt chiu tình yêu của người ông dành cho cháu. Trong bối cản sách dành cho thiếu nhi tràn lan, những câu chuyện từng trải nghiệm của Nhà văn Phạm Việt Long có tác dụng giáo dục rất tốt. Bộ truyện này là món ăn tinh thần trong lành, giúp trẻ em đi vào thế giới tưởng tượng, chắp cánh ước mơ trưởng thành, là những nhân tương lai của đất nước. Không những vậy, bộ truyện của Nhà văn Phạm Việt Long còn có giá trị vô cùng đặc biệt bồi đắp nhân ái cho trẻ em.
 
PGS TS Mạc Văn Tranh chia sẻ: Với tư cách là người ông rất yêu quí cháu  nhưng tôi không làm được như Nhà văn Phạm Việt Long xuất bản được bộ sách công phu, tỉ mỉ như một nhà khoa học.
 
Nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát phát biểu khâm phục sức viết của Nhà văn Phạm Việt Long, nhận xét đây là bộ sách quý, văn thể hiện rất hình ảnh, sẽ giới thiệu chuyển thể cho phim hoạt hình dành cho thiếu nhi.
 
Vị đại diện lãnh đạo Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam thuộc Bộ VHTTDL cho rằng bộ truyện thiếu nhi Bi Bi và Mặt Đen của Nhà văn Phạm Việt Long vô cùng nhân văn, góp phần giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam lòng nhân ái, sẽ giới thiệu chuyển thể sang kịch bản múa rối.
 
Trong phát biểu giao lưu với bạn đọc, Nhà văn Phạm Việt Long bày tỏ: Bộ sách tôi ấp ủ 5 - 6 năm nay, ra đời được là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người, từ anh chị em xung quan, nhà xuất bản, họa sĩ trình bày… đã hết lòng giúp đỡ để hôm nay cho ra đời bộ sách này. Tôi rất mừng khi bộ sách vừa ra đời đến một số người cũng đã có phản hồi tích cực. Ví dụ ngay một chị trong nhà xuất bản nói với tôi là cháu chỉ đưa cho con 3 bộ đầu để đọc dần mà mấy ngày nó đã đọc hết và đòi bộ tứ 4 thứ 5. Chứng tỏ các cháu đã chấp nhận được tác phẩm của tôi,  và nó cũng đã có tác dụng. Một bạn có nói khi cho trẻ con đọc nó đọc ngấu nghiến lắm, bảo nó nghỉ nó không nghỉ. Trẻ con nếu nó không thích thì  bảo nó đọc nó cũng không đọc.
 
Tôi rất vui mừng vì có thể điều chỉnh hành vi của trẻ bằng những câu chuyện rất nhẹ nhàng, mà cũng từ đó để trẻ con tự điều chỉnh hành vi, đó thực sự là điều rất tốt.
 
Tôi rất cảm ơn quý vị hôm nay đã đến chia vui với các tác phẩm của tôi. Rất mong cuốn sách vào được cuộc sống nhiều để góp nhận cho các cháu ngoan hơn, lớn nhanh hơn và trở thành người có ích.
 
Có phóng viên hỏi về cảm hứng sáng tác và có viết tiếp nữa không, Nhà văn Phạm Việt Long bày tỏ: "Nói trước bước khộng qua", người viết thì cứ viết, nếu trời thương cho sức khỏe thì tiếp tục viết (Nhà văn Phạm Việt Long nay 71 tuổi). Còn về cảm hứng sáng tác như PGS TS Mạc Văn Trang đã nói từ tình thương yêu đối với cháu minh, các cháu xung quanh. Xuất phát từ hoàn cảnh cháu đẻ non, ôm cháu 6 tháng thay mẹ cháu, tôi (Nhà văn Phạm Việt Long) đã quan sát, cháu có những điềm lành. Đặc biệt là cháu với tôi có sự tương tác. Ví dụ, tôi có tối tôi kể chỉ 5 phút hết chuyện. Cháu lại chưa muốn kết thúc, đòi hỏi tôi phải suy nghĩ kể chuyện tiếp. Cháu buộc tôi phải suy nghĩ tìm ra chuyện để kể. Do đó, phải tích lũy vốn sống thì mới kể tiếp được.
 
Thạc sĩ Đặng Vũ Cảnh Linh, Trưởng ban Thông tin và Phổ biến kiến thức của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam nêu cao hỏi Nhà văn Phạm Việt Long đa tài, là Nhà báo chiến sĩ viết B.Trọc, là Nhạc sĩ sáng tác "Tâm sự Người làm báo" cùng một lúc đóng nhiều vai như vậy làm như thế nào để cùng làm tốt?

Nhà văn Phạm Việt Long cho rằng trong cuộc sống có rất nhiều vai trò. Sồng đúng vai trò thì thể hiện mới rung động cuộc sống. Trong bộ truyên Bi Bi & Mặt Đen, nhân vật Bi Bi là nguyên mẫu cháu ngoại, còn Mặt Đen là hư cấu.
 
Xuân Bân - Tiến Dũng

Bạn đang đọc bài viết "Sự kiện nổi bật: Xuất bản, phát hành bộ truyện cổ tích thời hiện đại BI BI VÀ MẶT ĐEN" tại chuyên mục Văn hóa - Văn nghệ. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.