Tham dự chương trình có ông Hoàng Văn Kiểm - Phó Giám đốc Trung tâm; Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển Văn phòng Đại diện Bắc Miền Trung cùng hàng trăm du khách, người dân.
Tại buổi lễ, Nghệ nhân ưu tú Hoàng Lương Nguyên đã giới thiệu về những giá trị to lớn, các di sản liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu đã được Nhà nước và tổ chức thế giới công nhận, ghi danh; trong đó; “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (tháng 12/2016). UNESCO đánh giá di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã và đang góp phần quan trọng tạo ra “sợi dây” tinh thần liên kết các cộng đồng thực hành di sản, thúc đẩy sự khoan dung giữa các sắc tộc và tôn giáo, tương thích với các quy định về nhân quyền quốc tế và không có giới hạn về thực hành. Từ đó, để du khách và bà con nhân dân hiểu đúng bản chất của việc Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, thời gian tới rất mong chính quyền cùng nhân dân cần bảo vệ và tiếp tục phát huy những giá trị di sản tốt đẹp vốn có đó.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ không chỉ là trách nhiệm Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức với tư cách Việt Nam là quốc gia thành viên tham gia Công ước 2003 của UNESCO mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng người Việt với nền văn hiến nước nhà và nền văn minh của nhân loại.
Theo các cứ liệu lịch sử, miếu Bà tồn tại trước khi Gia Long lên ngôi vua (1802). Trong khuôn viên, phía trên thờ Thượng Thiên Thánh Mẫu, bậc thứ hai thờ Thần Hoàng, bậc thứ ba thờ công đồng. Do đó, miếu Bà do Công chúa Bảo Ngọc, con gái của Nguyễn Kim, phu nhân của chúa Trịnh Kiểm lập nên để thờ Bà chúa xứ và cha là Nguyễn Kim và anh trai Nguyễn Uông.
Miếu Bà - Tam Thượng Linh Từ thuộc thôn Bàu (xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) là một địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Hàng năm vào dịp lễ hội; nơi đây thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan; chiêm bái. Lễ hội Miếu Bà được tổ chức vào ngày 12 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày; với nhiều hoạt động văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc như: rước kiệu, tế lễ, múa lân, hát chầu văn,…
Miếu Bà tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, đắc địa về phong thủy. Miếu được bao quanh bởi hệ thống núi đá vôi và sông ngòi hùng vĩ, tráng lệ, đầy vượng khí.
Một số hình ảnh do PV Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển ghi lại: