Những hy sinh thầm lặng của người mẹ

22/01/2015 21:44

Theo dõi trên

Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, những vết thương trên người cũng dần tan theo thời gian nhưng vết thương lòng trong con người mẹ đã hơn 98 tuổi Phạm Thị Lành ở Đà Nẵng vẫn còn in đậm. Những đứa con, cùng người chồng lần lượt về với đất mẹ như một mất mát không thể gì bù đắp lại cho sự hy sinh cao cả vì nền độc lập của Tổ quốc.




Dù bước sang tuổi 98 nhưng nhìn mẹ vẫn con minh mẫn

Năm 18 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của đời người con gái, có rất nhiều trai làng theo đuổi nhưng mẹ đã phải lòng với ông Trần Chúc, người cùng quê ở xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, một thanh niên đã sớm theo cách mạng. Ngôi nhà của gia đình mẹ đang ở khi đó vừa là cơ sở hoạt động bí mật của cách mạng vừa là cơ quan của UBND xã. 

Trong căn nhà cách mạng đó, mẹ cùng với ông Trần Chúc vừa là chiến sĩ du kích, vừa là cán bộ của xã đã sinh được 10 người con. Lớn lên cả 10 người con của mẹ đều theo cách mạng, ai cũng đều có những thương tích gắn trên mình một thời bom đạn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ 2 người con của mẹ đã vĩnh viễn ra đi cùng người chồng kiên cường đã ngã xuống trước họng súng của quân xâm lược. 

Người con gái đầu lòng của mẹ, Trần Thị Hy (sinh năm 1947), khi đó vừa tròn 16, đã tham gia cách mạng, xung phong vào đội du kích của xã. Tháng 11/1970 khi quân địch thực hiện chiến dịch “dồn dân lập ấp” tại địa phương. Để chống lại và phá những kế hoạch âm mưu của địch, chị đã cùng 4 đồng chí du kích của xã đã thực hiện những đoàn đánh tỉa. Trước sự đàn áp tàn bạo của cả một trung đoàn Mỹ chị đã chống cự đến giây thở cuối cùng.

Người con thứ 2 của mẹ là Trần Công Phát (sinh năm 1956) cũng đã hy sinh trong năm 1973, khi tổ du kích của đồng chí phát gồm ba người đã anh dũng chống cự lại cả một đại đội của quân Mỹ.

Mẹ nhớ lại: Đó là trận đánh tại địa phương ở Tam Vĩnh, khi đó tổ du kích của ta có 3 người những phía quân địch cả một đại đội. Chúng quyết tâm bắt sống 3 người con du kích của mẹ nuôi dưỡng, trong đó có đứa con ruột. Trước sự gan lỳ và chống cự quyết liệt, thà hy sinh chứ không để chúng bắt sống để khai thác quân cách mạng của ta 2 người con đã mãi mãi ra đi, còn một người con của mẹ may mắn thoát khỏi vòng vây của địch…


Trong lần truy quét, tìm tung tích những người cách mạng của ta, chúng đã rà soát tất cả những điểm căn cứ của ta khắp các tỉnh miền Nam. Người chồng của mẹ khi đó là đồng chí Trần Chúc cán bộ Chủ tịch xã Tam Dân khi đang làm nhiệm vụ che dấu cho những cán bộ ẩn náu trong ngôi nhà của mình. Trước sự truy sát bất ngờ, ông cùng với những cán bộ du kích của mình đã trở tay không kịp và gục ngã trước những tiếng súng vang trời của quân địch vào cuối năm 1970. Trước sự mất mát quá lớn với một người phụ nữ khi mất đi những người thân trong gia đình. Lòng căm thù giặc không bao giờ nguôi trong lòng người mẹ. Khi những đứa con nhỏ dần lớn lên đều được mẹ Lành giác ngộ cách mạng để một ngày mai sớm trả thù cho cha, và những người anh, chị đã ngã xuống.

Nhớ lại khoảng thời gian ác liệt nhất của cuộc chiến tranh mẹ Lành cho biết: Khi biết căn nhà của mẹ là nơi hoạt động bí mật của cách mạng ta, không ít lần lính Mỹ Ngụy ra sức truy quét, săn lùng nhưng không tìm được dấu vết. Mẹ nhớ như in đó là trận càn quét bằng máy bay của quân Mỹ vào tháng 9 năm 1968. Khi đó mẹ đang cưu mang các đồng chí của ta như Mai Xuân Quang cán bộ du kích xã, đồng chí Tuân, đồng chí Hồng là những cán bộ Bí thư huyện Phú Ninh và nhiều người con khác mà mẹ không nhớ hết. Trong trận càn quét điên rồ của quân Mỹ, tất cả người con của mẹ được bảo vệ bí mật trong hầm, trong khi để che chở cho người con thứ 5 của mẹ, trong lúc ẩn náu mẹ đã bị máy bay của địch xả liên tục xuyên thủng một mắt phải của mẹ. 

Anh Trần Công Minh người con của mẹ khi đó vừa mới 8 tuổi nhớ lại: Đang trong nhà, thì bỗng nhiên nghe tiếng súng nổ, máy bay rú inh ỏi cả một vùng. Chúng dùng máy bay bắn tung căn nhà đó, khi đó mẹ vừa bế chị Bảy để ẩn náu, phía sau tôi đang chạy theo mẹ thì viên đạn đã băn xuyên qua và trúng vào mắt phải mẹ. Nhìn máu chảy ướt đẫm chiếc áo, khi đó nhìn mẹ tôi chỉ biết khóc…”

Thời gian trôi qua, vết thương mắt cũng lành nhưng nhưng lần mẹ cùng bị tra tấn thì mẹ không thể nào quên. Nhớ lại những lần tra tấn của quân địch mà mẹ giọng mẹ như nghẹn lại. Tụi chúng (Mỹ Ngụy – PV) ác và dã man lắm, chúng nói với mẹ là cứ khai ra chũng sẽ cho cái này, cho cái kia. Nhưng khi mẹ không khai thì chúng dùng nước xà phòng bắt mự uống, uống xong chúng lại đập lên bụng làm mẹ mấy lần ngất xỉu. Không dùng được cách này tụi chúng lại dùng roi kích điện dí vào người mẹ làm mẹ tím ngắt cả người. Ác hơn là chúng dùng những quả bí đỏ đập vào đầu để cho mình nhụt ý chí để khai nhưng mẹ nhất quyết không khai.

Kể đến đây nước mắt của mẹ như nghẹn lại khi chứng kiến cảnh con gái của mẹ là Trần Thị Thi cũng bị chúng tra tấn như thế, nhưng cũng gan lỳ như người mẹ mà không chịu hé lộ bí mật. Trong lần tra tấn đó không khai thác được gì chúng bèn thả mẹ ra và bắt người con gái đi giam cầm, tù đày.

Giờ chiến tranh đã đi xa gần nửa thập kỷ, trước sự hy sinh mất mát của mẹ không hề nhỏ với nền độc lập của Tổ quốc năm 1992 mẹ vinh dự được nhà nước trao tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng. Nhưng với mẹ nỗi đau mất chồng, mất đi những người con vẫn còn đó cho sự hòa bình của đất nước vì với mẹ đất nước này đang có rất nhiều người như mẹ mất mát hơn thế.
 
Tiên Sắc

Bạn đang đọc bài viết "Những hy sinh thầm lặng của người mẹ" tại chuyên mục Phương Nam. Chuyên trang của Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.